Thứ Hai, 08/06/2020 | 21:42

Lỗi hệ thống dẫn đến tử vong – Ai chịu trách nhiệm

Các bác sĩ liệu có ‘Chùn tay’ khi gần đây có nhiều vụ kiện từ bệnh nhân, những vụ bức xúc khiến xung đột giữa người nhà và bác sĩ xảy ra. Nếu là thái độ của bác sĩ thì âu cũng là lẽ thường bởi bao lâu nay ngành y vẫn là cơ quan nhà nước. Họ cũng giống như ngành thuế, ngành môi trường, ngành giao thông. Tuy nhiên họ liên quan đến sinh mạng con người nên khó có thể được bỏ qua như một vài cái sổ đỏ ký sai, vài cái cây cổ thụ bị chặt do nhầm, hay một vài đoạn đường chưa đưa vào sử dụng đã hỏng. Nhưng nếu bác sĩ đã tận tâm hết mình mà vì lỗi hệ thống, vì một phút nhãng đi, hay sơ sảy mà bệnh nhân tử vong thì ai có thể chịu trách nhiệm. Yhocvn.net xin trích lời tâm tình của một bác sĩ thật buồn với câu trả lời chỉ mình họ chịu trách nhiệm

Khi một ca tử vọng được khép lại với kết luận “Chuyên môn kém” ‘Do sự bất cẩn, thiếu trách của bác sĩ”, thật đáng buồn!

Đây gần như là một câu trả lời điển hình cho những kiện cáo chung khi bệnh nhân có biến chứng hoặc có tử vong bất thường. Nhưng theo quan điểm cá nhân, đây không nên là câu trả lời điển hình, vì nó thật sự, ở đại đa số các trường hợp, không đúng, không đủ, và không giúp ích gì cho cả ba bên – bác sĩ, bệnh viện hoặc cơ sở y tế, và người bệnh.

Trải qua hơn 6 năm học chưa kể 2 năm thạc sĩ, 4 năm Tiến sĩ….Một người bác sĩ ra trường với từng ấy năm học tập và công tác (ngót nghét đến 15 -20 năm trong nghề) khó có thể nói rằng không gặp rủi ro, không có sai sót y khoa. Nhưng càng khó hơn khi nhẫn tâm nhìn người bệnh tử vong mà không một chút day dứt.

Vậy khi có sự cố xảy ra và bị kết luận chuyên môn kém, hay thiếu trách nhiệm bác sĩ nghĩ gì?, người xung qua nghĩ gì?, xã hội nghĩ gì?

Khi bệnh viện chấp nhận đưa ra câu trả lời người bác sĩ có chuyên môn kém, bệnh viện thừa nhận quá trình tuyển dụng không tốt (bác sĩ nào cũng vào được à?), và quá trình huấn luyện nhân sự về chuyên ngành không hiệu quả. Đưa ra nguy cơ tất cả các nhân viên y tế trong bệnh viện đều bị nghi ngờ về tính chuyên môn vì cùng một thuyền.

Lỗi hệ thống dẫn đến tử vong Ai chịu trách nhiệm
Lỗi hệ thống dẫn đến tử vong Ai chịu trách nhiệm

Khi người nhà bệnh nhân nhận được câu trả lời người bác sĩ mà người nhà mình được thăm khám có chuyên môn kém, chẳng khác nào như tát gáo nước lạnh vào nỗi đau của họ, sau này họ làm sao biết bác sĩ có chuyên môn tốt hay kém, và sẽ nghi ngờ nối tiếp nghi ngờ.

Khi cộng đồng nhận được câu trả lời, cả ngành y khốn đốn, vì SHIT, ở bệnh viện đầu ngành như vậy, lớn như vậy, ở khoa đầu sóng ngọn gió như vậy, mà còn có bác sĩ chẳng ra gì, GÂY CHẾT NGƯỜI, vậy thì đi nơi khác chắn chẳng hơn gì.

Khi báo chí nhận được câu trả lời, một số người nói HURRAY, chúng ta đang chiến thắng, đang tạo ra công lý, lần sau có việc gì dù nhỏ cũng đào ra cho bằng được, hệ thống này thối nát quá rồi.  

Từ một sự kiện không mong muốn, bằng một câu trả lời đơn giản với ba từ CHUYÊN MÔN KÉM, HAY THIẾU TRÁCH NHIỆM chẳng khác nào như một quả bom chêm vào cho hố sâu tiêu cực về ngành càng lúc càng to và dơ bẩn.

Người bác sĩ điều trị mặc nhiên bị cơ sở của mình phủi tay, bị người nhà khinh bỉ, bị báo chí hả hê, bị cộng đồng chê trách. Trước đó 1 ngày thì chẳng có điều gì xảy ra. Thật là thê thảm! Đọng lại trong đầu những người khác là gì? Bảo vệ bản thân trước, chuyện khác tính sau.

Và sau tất cả, tôi ngồi đây tự hỏi, WHAT IS NEXT? Chúng ta rút ra được điều gì để CẢI THIỆN VÀ PHÒNG TRÁNH những điều đáng tiếc như thế xảy ra? Câu hỏi này ai cũng làm lơ, trong khi đây là một câu hỏi quan trọng nhất trong những hoàn cảnh như thế này.

Những lỗi trong hệ thống y khoa, đại đa số là những lỗi hệ thống và có khả năng phòng tránh được nếu thật sự để tâm và mong muốn thực hiện:

1. Bệnh viện quá tải, số lượng bệnh nhân quá nhiều so với số nhân viên y tế, làm chất lượng khám chữa bệnh không tốt.

2. Bệnh không bao giờ hằng định, có những bệnh diễn tiến xấu từ từ, có những bệnh có những biến chứng bất ngờ, có thể gây tử vong nhanh chóng, cần được có sự thăm khám thường xuyên, hoặc hợp tác với những nhân viên khác để có thể nhận biết sớm và kịp thời các dấu hiệu trở nặng, để can thiệp kịp thời, hoặc ít nhất để thông báo cho người nhà bệnh nhân chuẩn bị tinh thần

3. Giao tiếp với người nhà và bệnh nhân có thể cần kĩ năng được trau dồi, để hai bên cùng hiểu và hợp tác tốt với nhau, chứ không đơn giản như việc bán rau bán cá, đậu phộng ngoài chợ, quán….

4. Người nhân viên y tế cần được có thời gian trau dồi kiến thức, có cơ hội học hỏi, có thời gian nghỉ ngơi, để trong thời gian làm việc, không những kiến thức chuyên môn vững, mà tâm lý và tinh thần cũng cần minh mẫn, để đánh giá đúng, ra quyết định kịp thời…

5. Hệ thống y khoa là một chuỗi các sự kiện liên quan đến người bệnh, từ khâu tiếp nhận đến lúc ra về, khi có việc xảy ra, nên được phân tích một cách khách quan, vì khi một trường hợp đáng tiếc xảy ra, nếu không rà soát lại, cải thiện hệ thống, mà mặc định chỉ định thí tốt một vài con người, thì logic mà nói, chúng ta sẽ còn nhiều trường hợp đáng tiếc tiếp tục xảy ra, vì chẳng ai nghĩ đến hoặc nói đến việc phòng tránh!

Người nhân viên y tế, theo logic mà nói, không thể nào đủ kiên nhẫn học hành hơn 6 năm, làm việc cày cục chỉ để lên kế hoạch giết một người không hề quen biết ở một thời điểm nào đó mình hoàn toàn không biết trong cuộc đời. Chuyên môn kém là một phạm trù mơ hồ, vì nếu muốn dùng từ này, thì 100 người, từ giám đốc đến anh bác sĩ mới ra trường, đều có thể có chuyên môn kém cả, vì chẳng ai biết hoàn toàn tất cả ngành y.

Có những người đáng lên án thật, là những người biết sai vẫn làm, biết hại cho bệnh nhân vẫn cho, chỉ để tư lợi cá nhân. Đó lại là về phạm trù y đức và đạo đức con người.

Nhưng để gán ba từ “chuyên môn kém hay thiếu trách nhiệm” chỉ để giải quyết vấn đề, e rằng thật sự quá nhẫn tâm, và thật sự không giúp ích gì được cho cả bệnh nhân tương lai, người bác sĩ, và cả cộng đồng.

Yhocvn.net (Trích theo Bs Trần Thị Huyên Thảo)

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ: 

+ Quản trị bệnh viện theo xu hướng mới

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook