Thứ Năm, 04/02/2016 | 11:00

Sau một thời gian thực hiện hàng loạt điều tra, nghiên cứu, nhà báo khoa học người Pháp Thierry Soucar đã cung cấp rất nhiều thông tin và phân tích trong cuốn sách nổi tiếng của mình mang tên: “Lait, mensonges et propagand” (tạm dịch: Sữa, lời dối trá và tuyên truyền). Cuốn sách thực sự gây “chấn động” trong dư luận và cộng đồng người tiêu dùng thế giới.

Càng uống sữa càng gây nguy cơ gãy xương ở vị thành niên

Lời dối trá từ sữa chống loãng xương
Lait, mensonges et propagand

Cuốn sách gần 100 trang này đã tiết lộ nhiều sự thật “động trời” về các sản phẩm sữa, ngành công nghiệp chế biến sữa và về tác động thực tế của sữa đối với sức khỏe con người.

Trong cuốn sách, ông Thierry Soucar cho rằng, những quảng cáo mà các nhà sản xuất và kinh doanh sữa khuyên người tiêu dùng nên nạp mỗi ngày (ví dụ 1 ly sữa, 1 cái yaourt, 1 miếng phomai, 1 chén ngũ cốc trộn sữa…) để tốt cho xương, chỉ đơn thuần là lời tuyên truyền dối trá.

Nhà báo này cũng đưa ra lời cảnh báo nếu dùng lượng sữa quá nhiều sẽ tăng khả năng bị ung thư tiền liệt tuyến ở nam, ung thư buồng trứng ở nữ, tác nhân gây bệnh Parkinson ở cả hai giới nam và nữ.

Thông điệp mà Thierry Soucar đưa ra lại càng nóng lên hơn sau khi các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard công bố kết quả thu được khi cố gắng tìm hiểu mối liên hệ giữa sự tiêu thụ sữa của những người vị thành niên và mối nguy gãy xương sau đó trong đời. Đây là một nghiên cứu quy mô rất lớn, thu thập số liệu của 22 năm và có sự tham gia của trên 96.000 người cả nam lẫn nữ.

Kết quả cho thấy, thêm một ly sữa hàng ngày ở tuổi vị thành niên là gắn với một mối nguy cơ bị gãy xương háng cao hơn ở đàn ông. Đối với phụ nữ thì uống sữa không liên quan đến việc tăng hay giảm mối nguy này.

Kết luận của các nhà nghiên cứu là tiêu thụ sữa ở tuổi vị thành niên không giúp giảm nguy cơ gãy xương mà thậm chí còn làm tăng nguy cơ gãy xương ở đàn ông.

Việc các doanh nghiệp luôn tìm cách rót vào tai người tiêu dùng những công dụng tuyệt vời đã được đánh bóng, nhưng đôi khi là không có thực và thổi phồng lên là chuyện thường tình. Do vậy tự mỗi người phải tìm ra được chế độ dinh dưỡng phù hợp với cơ thể và túi tiền của mình.

Lời dối trá từ sữa chống loãng xương

Muốn không loãng xương thì ngừng uống sữa?

Uống sữa tốt cho xương, uống sữa giúp phòng ngừa gãy xương… là các thông điệp mà các giới chức của bộ ngành y tế sức khỏe, các chuyên gia dinh dưỡng, và đặc biệt là các nhà sản xuất, kinh doanh sữa vẫn đang liên tục quảng bá tại nhiều nước.

Nhưng các nghiên cứu của các nhà khoa học mới đây cho thấy, đó có lẽ chỉ là chiêu thuật để đẩy mạnh tiêu thụ sữa trong dân chúng.

Thống kê cho thấy, trung bình mỗi người Mỹ tiêu thụ 104 lít sữa bò mỗi năm. Mỹ và một số nước trong Liên minh Châu Âu có tỷ lệ tiêu thụ sữa hàng đầu thế giới, nhưng cũng là các nước có bệnh nhân loãng xương cao nhất.

Nguyên nhân là trong quá trình tiệt trùng sữa, các lợi khuẩn cũng bị tiêu diệt và phá hủy một hàm lượng đáng kể các chất dinh dưỡng trong sữa, như Vitamin C và i ốt, thậm chí cả canxi – một thành phần thiết yếu giúp xương chắc khỏe.

Thế nhưng cơ thể chúng ta hầu như không hấp thụ canxi từ sữa bò, mà nó lại kết hợp với độ pH trong cơ thể để làm mất canxi từ xương chúng ta.

Giống như tất cả protein từ động vật, sữa axit hóa pH của cơ thể và gây ra một sự điều chỉnh sinh học. Bạn biết đấy, canxi là một chất trung hòa axit tuyệt vời và nó được dùng để trung hòa độ axit có trong sữa. Khi canxi bị kéo khỏi xương, nó bị đào thải qua đường nước tiểu do đó dẫn đến tình trạng xương thiếu canxi trầm trọng.

Thực ra, từ lâu dư luận cũng đã “thì thầm” và nghi ngờ những khả năng phòng chống loãng xương, gãy xương… của sữa nhưng chưa có được các nghiên cứu khoa học nào đủ trọng lượng để làm rõ những nghi vấn này.

Thierry Souccar là một nhà báo khoa học người Pháp, là tác giả và biên tập viên của nhiều cuốn sách về các chủ đề của sức khỏe, các bệnh liên quan đến tuổi thọ, phòng chống lão hóa, chế độ ăn uống và dinh dưỡng.

Ông là nhà báo đầu tiên thách thức các cơ quan chức năng trong ngành y tế thế giới khi đưa ra những kết quả điều tra, nghiên cứu “động trời” của mình trong các lĩnh vực mình phụ trách.

Quang Tuyến

Nguồn: Báo Tầm Nhìn

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook