Chủ Nhật, 28/04/2019 | 11:31

Loãng xương là bệnh lý của hệ thống xương, xương giảm độ chắc do sự mất xương làm cho xương trở nên dòn và dẻ gãy.

Tình trạng gãy xương xảy ra sau một sang chấn nhẹ. Vị trí gãy xương do loãng xương thường ở xương cổ tay, cổ xương đùi, gãy thân đốt sống (gây xẹp lún thân đốt sống).

Loãng xương thường gặp ở độ tuổi nào?

Loãng xương thường gặp ờ người trên 50 tuổi (1/3 phụ nữ và 1 /5 nam giới) và gia tăng nhanh theo lứa tuổi:

– Trong độ tuổi từ 50-59, có 58% phụ nữ có nguy cơ loãng xương.

– Trong độ tuổi từ 60-69, có 74% phụ nữ có nguy cơ.

– Từ 70 tuổi trở lên, có tới 92% phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương.

Với tuổi thọ ngày càng cao hiện nay, số người bị loãng xương gia tăng nhanh chóng, ước tính hiện nay trên toàn thế giới có khoảng trên 200 triệu người và tại Việt Nam trên 3,2 triệu người bị loãng xương.

Yếu tố gây nguy cơ loãng xương

Các yếu tố có thể thay đổi:

Ít hoạt động thể lực, hút thuốc lá, uống rượu nhiều, nhẹ cân, chế độ ăn uống thiếu canxi, thiếu vitamin D, hay bị ngã (do thị lực, do đau khớp, do yếu cơ, do bệnh lý thần kinh…).

Các yếu tố không thể thay đổi:

– Giới: nữ dẻ bị loãng xương hơn nam giới.

– Chủng tộc: Người da trắng và người châu Á dẻ bị loãng xương hơn người da đen.

– Tuổi: càng lớn tuổi, nguy cơ càng cao.

-Thể chất: người bé, xương nhỏ nguy cơ cao hơn.

– Di truyền gia đình: những người có mẹ hoặc chị gái bi loãng xương thì dễ bị loãng xương hơn.

-Những người có tiền sử đã từng bị gãy xương do loãng xương.

– Suy giảm nội tiết tố giới tính: Phụ nữ mãn kinh hoặc bi cát bỏ buồng trứng; nam giới có lượng testosterol giảm.

– Mắc các bệnh khác: Viêm khớp ( viêm khớp dạng thấp viêm cột sống dính khớp.. .),rối loạn hấp thu (cắt da dày ruột), suy gan, suy thận, đái đường, bệnh tuyến giáp, cường cận giáp.

– Dùng thuốc corticosteroids lâu dài, hoặc dùng một số thuốc khác (thuốc chống đông, thuốc chống động kinh thuốc chống ung thư, thuốc điều trị thải ghép, thuốc dạ dày…

– Vấn đề dinh dưỡng: chế độ ăn không đầy đủ canxi, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng.

– Lối sống: ít vận động, hút thuốc lá, uống nhiều rượu quá mức.

Triệu chứng của loãng xương

Bệnh loãng xương diễn biến từ từ và thầm lặng, không triệu chứng. Người bị loãng xương thường không biết mình bị bệnh, cho đến khi bị biến chứng gãy xương. Gãy xương do loãng xương thường gặp nhất ở cổ tay, đốt sống và cổ xương đùi. Đau lưng và giảm chiều cao, gù vẹo là những triệu chứng thường gặp của loãng xương ở phụ nữ lớn tuổi, thường do gãy và lún (xẹp) thân các đốt sống.

Làm sao phát hiện loãng xương

Nhiều người không biết mình bị loãng xương cho đến khi bị gãy xương.

Có nhiều phương pháp đánh giá các yếu nguy cơ loãng xương, tình trạng mất xương và mức độ loãng xương. Bác sĩ thường dựa vào:

– Tuổi tác, giới tính, đo chiều cao, tìm hiểu tiển sử gãy xương của bản thân và gia đình, thói quen ăn uống, sinh hoạt.

– X-quang: Thấy hình ảnh xương thưa, vỏ xương mỏng, các thân đốt sống giảm chiều cao và biến dạng (do gãy lún).

– Phương pháp đặc hiệu và đánh giá chính xác nhất là đo mật độ xương bằng phương pháp DXA.

Phương pháp này không gây đau và có thể thực hiện trong vòng 5 – 15 phút. Kết quả đánh giá dựa vào chỉ số T (T-score).

• T-score > -1: xương bình thường.

• T-score: từ-2,5 < T-score < -1: chưa bị loãng xương, nhưng xương có mật độ thấp (thiếu xương) và nên hỏi ý kiến bác sĩ vế cách ngăn ngừa loãng xương.

• T-score < -2,5: loãng xương, người bệnh cần thảo luận với bác sĩ về việc điều trị bằng thuốc. Chỉ sử dụng canxi đơn thuần sẽ không hiệu quả.

Ai cần cẩn thận đo độ xương?

Bên cạnh yếu tố tuổi, nếu có những yếu tố nguy cơ như nêu ở trên như: Mãn kinh, sử dụng thuốc corticoids kéo dài, tiền sử gãy xương sau sang chấn nhẹ, mắc một số bệnh…..thì cán được đo mật độ xương. Hãy đến Bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phù hợp.

Là sao ngăn ngừa được loãng xương?

Việc dự phòng Loãng xương phải bất đầu từ khi trẻ còn đang ở trong bụng mẹ, với bất cứ ở tuổi nào thì cũng phải quan tâm đến sức khỏe xương để xương có thể đạt được độ vững chắc nhất ở tuổi 20-25, đặc biệt là hai năm đầu đời và lứa tuổi tiền dậy thì (nữ: 8-13 tuổi; nam: từ 14-17 tuổi). Cụ thể là:

• Bổ sung đủ calcium và vitamin D theo nhu câu hàng ngày của cơ thể:

+ Canxi là thành phần quan trọng cấu tạo xương. Cần sử dụng những thực phẩm giàu canxi như sữa ít béo, phô mai, sữa chua, tôm nhỏ ăn cả vò, cá nhỏ ăn cả xương, ốc. Nếu chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ canxi thì người bệnh cần được kê toa bổ sung thuốc canxi thích hợp.

+ Vitamin D giúp hấp thu canxi vào xương. Vitamin D còn có vai trò phòng chống nguy cơ ngã tăng độ chắc của cơ, phòng chống một số bệnh khác như tiểu đường, ung thư… Vitamin D được sản xuất từ da khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Việc phơi nắng có thể cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết hàng ngày qua đường dược phẩm.

• Tập thế dục thích hợp và đều đặn.

• Không hút thuốc lá, không uống rượu bia nhiều.

Khi nào cần điều trị thuốc loãng xương

Người bệnh đang bị loãng xương hay đã bị gãy xương do loãng xương đều cần điều trị loãng xương.

Đối với nữ mãn kinh hay nam trên 50 tuổi có một trong các yếu tố sau đây, có chỉ định điều trị:

• Gãy cổ xương đùi hoặc đốt sống (lâm sàng hoặc qua chẩn đoán hình ảnh).

• Hoặc đo mật độ xương có chỉ số T thấp hơn -2,5 ở vị trí cổ xương đùi hay cột sống kết hợp có yếu tố nguy cơ.

Những biến chứng của loãng xương

Nếu bị loãng xương mà không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng gãy xương gây đau đớn và nằm viện tốn kém. Nếu gãy thân đốt sống sẽ gây gù vẹo, dẫn đến giảm chức năng hô hấp; nếu gãy cổ xương đùi bệnh nhân sẽ ảnh hưởng khả năng đi lại, nằm lâu ngày sẽ gáy loét, nhiễm trùng và có thể tử vong, có tới 50% những người gãy cổ xương đùi do loãng xương sẽ sống phụ  thuộc, không tự hoạt động được.       

Loãng xương được điều trị như thế nào?

Mục tiêu của điều trị loãng xương là ngăn ngừa sự tiến triển loãng xương, ngăn ngừa tiếp tục mất xương, giảm nguy cơ gãy xương và gãy xương tái phát, giảm nguy cơ tử vong do gãy xương.

Bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm hủy xương và/hoặc tăng tạo xương như thuốc nhóm bisphosphonate (dạng uống hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hay truyền tĩnh mạch mỗi năm 1 lấn duy nhất), thuốc điều hòa kích thích tố nữ, hormone thay thế, calcitonin,…

Mỗi loại thuốc có chỉ định riêng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn loại thuốc phù hợp nhất và hiệu quả nhất cho mình.

Tuân thủ trong điều trị loãng xương

Điều trị loãng xương thường phải duy trì liên tục, ít nhất 3 năm để đạt hiệu quả ngăn ngừa gãy xương trong tương lai. Người bệnh có thể không cảm thấy hoặc nhìn thấy hiệu quả trước mắt nhưng hãy cố gắng tuân thủ điều trị theo lời khuyên của Bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị. Sau 3 năm người bệnh cần được đánh giá lại, tùy mức độ bệnh, bác sĩ có thể cho ngưng thuốc hay cho điều trị tiếp.

Việc tuân thủ trong điều trị loãng xương quyết định hiệu quả điều trị: Theo nghiên cứu của Bệnh viện Mayo, 2006 về sự liên quan giữa tuân thủ điếu trị và hiệu quả:

– Nếu bỏ quên 1/4 tổng liều (bỏ quên một liều thuốc hàng tuần trong một tháng) thì hiệu quả điều trị giảm 64%.

– Nếu quên 1/2 tổng liều thì hiệu quả điếu trị giảm 94%.

Khi đã được điều trị các thuốc chống loãng xương, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục bổ sung canxi và vitamin D. Nếu từ nguồn thức ăn không đủ, cần uống thêm viên canxi và vitamin D. Hãy tham khảo ý kiến của Bác sĩ chuyên khoa về cách phòng ngừa và điều trị loãng xương phù hợp và cần tuân thủ điều trị tích cực nhất.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook