Thứ Ba, 26/12/2017 | 10:05

Được sự đồng ý của ban biên tập tờ NYW, nữ phóng viên Nellie Bly đã giả điên để được đưa vào bệnh viện tâm thần, từ đó bà chứng kiến những cảnh kinh hoàng nhất.

Lấy hết can đảm lẻn vào nhà thương điên, nữ phóng viên trở ra với sự thật chấn động

Cuối thế kỷ 19, một người đàn ông bị gửi đến nhà thương điên Womenn’s Lunatic Asinum với tinh thần càng ngày càng bấn loạn. Ông tự nhốt mình trong phòng, miệng không ngớt lẩm bẩm: “Đừng đánh tôi, đừng đánh tôi.”

Câu chuyện này đã nhanh chóng đến tai nữ phóng viên tờ New York World (NYW) – Elizabeth Cochran Seaman có bút danh Nellie Bly. Để điều tra về sự đối sử tàn nhẫn đối với bệnh nhân ở bệnh viện tâm thần này, được sự đồng ý của ban biên tập NYW, Nellie Bly đã giả điên để được đưa vào nhà thương điên, từ đó bà chứng kiến những cảnh kinh hoàng nhất về điều kiện sinh hoạt, những cách hành xử dã man của các y tá và những người có tinh thần bình thường khác. Sau đó, dưới sự bảo đảm của NYW, bà được đưa ra khỏi trại tâm thần này và có những bài viết phản ánh thực trạng của trại.

Để có thể qua mắt hàng loạt chuyên gia, các bác sỹ đầu ngành và được đưa vào khu tị nạn dành cho người điên, Nellie Bly đã nghiên cứu rất nhiều sách viết về loại bệnh này. Bà còn trực tiếp theo dõi, ghi nhớ tất cả những biểu hiện đặc trưng của người điên để có thể nhập vai một cách tốt nhất. Đêm đến, bà gào thét đập phá đồ đạc, tự xé rách quần áo, bứt đầu tóc, và luôn cho rằng có một người đàn ông đang cố gắng giết bà.

Trong bệnh viện tâm thần, Nellie Bly phải chịu đựng rất nhiều cực khổ. Toàn bệnh viện tràn ngập mùi hỗn tạp của chất khử trùng, rác thải y tế chất cao như núi, những con chuột chạy qua lại không kể ngày đêm. Nhân viên y tế có thái độ hống hách, dùng lời nói “chợ búa” nguyền rủa bệnh nhân và cung cấp cho họ ăn thức ăn thối rữa. Vì quá đói, các bệnh nhân đều phải nhận xuất ăn như một sự ban ơn của bề trên để có thể duy trì sự sống.

Lấy hết can đảm lẻn vào nhà thương điên, nữ phóng viên trở ra với sự thật chấn động

Thậm chí ở đây không có nước uống dành cho bệnh nhân. Họ phải uống những vũng nước thải đọng lại trên nền đất bẩn. Tất cả bệnh nhân dù già trẻ đều phải tắm bằng nước lạnh, trong một khoảng thời gian quy định, có người quản thúc, người này không ngừng quát tháo, đưa tay chỉ trỏ và chửi rủa những bệnh nhân chậm chạp. Toàn bệnh viện không ngớt tiếng cười điên dại, tiếng khóc não nề, tiếng đập phá đồ đạc, tiếng chửi bậy cũng như các cuộc tấn công bênh nhân của các nhân viên y tế. Những lúc giả lên cơn điên, Nellie Bly cũng bị các nhân viên ở đây nhét giẻ vào miệng, đánh đập một cách dã man.

Trải qua 10 ngày trong bệnh viện tâm thần cho đến khi được bảo lãnh, cơ thể bà hầu hết là những vết bầm tím, tóc rụng từng mảng. Những ngày tiếp theo, dù đã trở lại với cuộc sống bình thường nhưng bà vẫn bị ám ảnh bởi những giây phút kinh hoàng vừa trải qua. Đến nỗi chỉ một tiếng động nhẹ về đêm cũng đủ làm bà thức giấc.

Loạt bài điều tra sau đó được xuất bản thành sách, có tên 10 ngày ở nhà thương điên, đã tạo nên một làn sóng lớn, đặc biệt là các gia đình có người thân là bệnh nhân tâm thần. Họ tổ chức một cuộc biểu tình chống lại bạo lực và sự phân biệt đối xử người bệnh tâm thần. Mọi thứ tiếp tục dấy lên thành cao trào, cuối cùng, thành phố New York đã đồng ý một khoản trợ cấp về chi phí y tế và lời hứa quan tâm hơn tới quyền lợi của người bệnh tâm thần.

Lấy hết can đảm lẻn vào nhà thương điên, nữ phóng viên trở ra với sự thật chấn động

Mười ngày ở nhà thương điên cũng được chuyển thể thành phim vào năm 1988.

Nellie Bly sau đó được mời vào đội điều tra của chính phủ về điều kiện sinh hoạt của các khu tị nạn. Trong suốt quá trình nhập vai, mỗi bước đi của Nellie Bly đều có sự tham vấn của toà soạn, bà cũng không “lôi kéo” ai khác vào vụ việc mà chỉ một mình đi chứng minh sự thực và khéo léo tác nghiệp. Bà đã ghi tên mình vào lịch sử báo chí thế giới với nghiệp vụ điều tra. Sau đó, bà được mời vào đội điều tra của chính phủ về điều kiện sinh hoạt của các khu tị nạn.

Tra tấn tại trại lao động Mã Tam Gia gây sốc thế giới

Hải Yến

Nguồn: ĐKN

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook