Thứ Ba, 20/03/2018 | 15:48

Cách tạo hứng thú cho trẻ với các bữa ăn

– Không nên cho trẻ dùng thức ăn đặc quá sớm

– Chỉ nên cho ăn một loại thức ăn mới trong vài ngày, theo dõi trẻ xem có biểu hiện dị ứng với thực phẩm hay không (phát ban, ói mữa, tiêu chảy), trẻ có hứng thú với thức ăn này hay không.

– Không cho ăn thức ăn đặc vào bình sữa. Trẻ hút mất sức và hơi vào bụng nhiều khiến trẻ đầy hơi.

– Không ép trẻ ăn nếu trẻ không hứng thú với bữa ăn đó.

– Thay đổi món ăn cho trẻ nếu trẻ đã ngán món bạn nấu

– Giới hạn bữa ăn trong 30 – 45 phút bởi sau thời gian này khả năng hấp thụ của trẻ sẽ giảm.

An toàn cho các bữa ăn :

– Không nên để thức ăn bị nhiễm bẩn nhằm bảo vệ trẻ khỏi những bệnh lây nhiễm do thức ăn gây ra.

– Thức ăn của bé  phải được đựng trong những hộp có nắp, đậy kín, bảo quản trong tủ lạnh không quá 2 ngày.

– Nấu chín kỹ thức ăn, không cho trẻ ăn đồ tái.

– Sử dụng muỗng nhỏ khi đút cho trẻ.

– Để bột hoặc cháo nguội chút trước khi cho trẻ ăn. Tránh làm bỏng lưỡi trẻ

– Tránh những thức ăn quá đặc.

– Không để trẻ ngậm bột, cháo ở trạng thái nằm mà không có người lớn bên cạnh

– Tránh đặt bé nằm trên giường, ngậm bình có chứa  sữa, nước trái cây, nước giải khát ngọt vì có thể làm phát triển những bệnh răng miệng. Nếu thực sự cần, hãy cho trẻ dùng nước lọc.

Những lời khuyên khác:

– Có thể cho trẻ uống nước giữa những bữa ăn

–  Việc cho trẻ ăn chất ngọt hoặc nước giải khát có đường không được khuyến cáo vì chúng sẽ làm hỏng  sự thèm ăn và góp phần làm sâu răng.

– Muối, đường, gia vị mạnh  cũng không được khuyến cáo là nhóm thực phẩm cần thiết trong dinh dưỡng cho bé.

– Tránh những thức ăn có thể khiến cho bé bị nghẹt thở

Làm sao để có một bữa ăn dặm an toàn cho trẻ

Bài liên quan: Làm gì để giúp con trẻ ăn ngon miệng, hấp thụ tốt hơn

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook