Trẻ em Việt Nam thường được bố mẹ, ông bà nuông chiều thậm trí chăm sóc quá mức khiến trẻ mất khả năng tự lập, tự chủ. Người lớn thay vì dạy con biết tự đúng lên thì chúng ta lại nâng chúng dậy, thay vì chúng ta để chúng tự thấy đói để ăn thì nhà nhà, người người lôi con ra đường, ra siêu thị để chúng ăn được nhiều hơn, thay vì dạy chúng kỹ năng sống thì chúng ta bao bọc chúng sợ chúng gặp nguy hiểm.
Còn vô vàn những nghịch lý khác mà các ông bố bà mẹ Việt đã dùng để dạy con. Ví như thay vì đến chỗ đông người chúng ta phải xếp hàng thì chúng ta tìm cách để ngoi lên, thay vì chúng ta đi đúng làn đường thì chúng ta trèo lên vỉa hè v.v. Tất cả những điều đó sẽ hằn vào não con trẻ. Và những thế hệ tiếp theo sẽ thay vì sáng tạo lại chỉ nghĩ đến ăn chơi nhậu nhẹt, thay vì chấp hành luật lệ thì chúng sẽ tìm cách lách luật.
Câu chuyện về một gia đình nọ:
Bà: Hôm nay bà làm canh cà chua ngon lắm đưa bà lấy
Bé: Cháu không thích
Bà: Phải ăn cho có vitamin, đưa bát bà lấy
Bé: Vùng vằng không chịu ăn
Đây chỉ là một trong rất nhiều gia đìnhmà người lớn không tôn trọng sở thích của trẻ. Chỉ vì ông bà bố mẹ muốn mà chúng phải ăn khiến bữa ăn của chúng thành nỗi ám ảnhkhông còn ngon miệng nữa
Trẻ con không phải là người lớn thu nhỏ và chúng cũng có những sở thích riêng cho từng món ăn. Bữa ăn của chúng chỉ ngon khi chúng hào hứng và tham gia vào quá trình quyết định mình sẽ ăn gì và chủ động thực hiện điều đó.
Ưu tiên những món khoái khẩu của trẻ
Cũng như người lớn, mỗi trẻ đều có sở thích, khẩu vị khác nhau. Vậy việc đầu tiên của bạn là phải xác định được bé thích ăn gì để có thể chế biến thức ăn hợp với khẩu vị của bé. Món nào con thích thì cho con ăn nhiều, món nào con không thích thì cho con ăn ít, chẳng hạn 1 bữa mỗi tuần. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không cần lo lắng chiều theo khẩu vị của một mình bé, với những đứa trẻ lớn hơn chúng ta cũng cần cho chúng hiểu không nên kén chọn thức ăn. Trong cuộc sống sẽ có bữa no bữa đói, bữa ngon bữa không ngon. Hiểu được sẽ giúp trẻ hiểu giá trị của những bữa được ăn ngon và giá trị của mỗi bữa ăn.
Khi chế biến món ăn cho con, bố mẹ nên chọn đồ ăn tươi, sạch, an toàn thực phẩm, không cho con dùng thức ăn cũ, thức ăn bảo quản không tốt để đảm bảo sức khỏe cho con.
Sử dụng thực đơn đa dạng, thay đổi món ăn thường xuyên cho trẻ
Cho dù có đúng khẩu vị thì cũng không ai có thể ăn mãi một món. Vì thế bạn nên làm đa dạng bữa ăn cho trẻ. Nếu một tuần mới lặp lại món sẽ giúp trẻ không có cảm giác nhàm chán.
Không trộn lẫn tất cả thức ăn với nhau, chế biến món ăn có màu sắc sinh động
Chúng ta có rất nhiều giác quan để cảm nhận được thế giới xung quanh. Với một bữa ăn cũng vậy. Trẻ cũng dùng mắt để quan sát, dùng miệng để ném thứ, dùng mũi để ngửi mùi.
Nếu không biết cách chế biến, đem trộn lẫn những thức ăn không phù hợp với nhau sẽ tạo ra mùi vị khó ăn, nhiều bố mẹ không quan tâm đến điều này, vẫn bắt ép con, vô tình làm cho con khổ sở khi phải nuốt những miếng ăn như thế. Do vậy, để con ăn ngon miệng, cần chế biến cho con các món ăn riêng từng món để kích thích khứu giác, vị giác, tạo cảm giác ngon miệng cho con. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chế biến những món ăn có màu sắc sinh động để kích thích thị giác của con, tăng sức hấp dẫn cho món ăn. Chẳng hạn như chọn màu cam cà rốt, màu xanh rau cải, màu tím xúp lơ, màu trắng su hào, màu đỏ của lòng đỏ trứng gà…
Thức ăn có độ mềm và kích thước phù hợp cho trẻ
Tùy từng lứa tuổi, bố mẹ nên chuẩn bị thức ăn có kích thước và độ mềm phù hợp cho con. Những ngày đầu ăn dặm, thức ăn cần phải say thật nhuyễn, khi con lớn lên, kích thước, độ cứng thức ăn cũng tăng dần cho đến khi con có thể ăn được đồ ăn bình thường như người lớn. Kích thước và độ mềm phù hợp buộc thức ăn phải ở trong miệng trẻ một thời gian nhất định trước khi nuốt, kích thích nước bọt tiết ra để tiêu hóa thức ăn, cũng như luyện tập chức năng nhai của răng.
Xác định lượng vừa đủ cho trẻ
Tùy vào thể trạng, độ tuổi, thói quen ăn uống của trẻ để chế biến. Không cho trẻ ăn quá nhiều hay quá ít. Vừa đủ hoặc thiếu một chút sẽ khiến trẻ thòm thèm và hứng thú hơn khi ăn bữa sau. Thức ăn của trẻ chỉ cần đảm bảo các thành phần đạm, đường, chất béo và các nguyên tố vi lượng như khoáng chất, vitamin.
Những thói quen tốt để hình thành việc tự chủ ăn uống của trẻ
Thống nhất ý kiến trong việc cho trẻ ăn
Với trẻ người lớn luôn phải thống nhất ý kiến. Đừng khiến trẻ hoang mang vì người lớn người nói là phải ăn, người nói không và trẻ không biết thế nào thực hiện. Để cho trẻ có thói quen tốt trong ăn uống thì chúng ta phải hình thành cho trẻ việc tự chủ, tự chọn lựa và tự ăn theo nhu cầu.
Để trẻ có tâm trạng thoải mái khi ăn
Đứng ép buộc trẻ phải ăn hết suất, nên để trẻ có tâm thế thoải mái trong lúc ăn, không bị ép buộc, mắng mỏ. Tạo hóa đã sinh ra cho con người các bản năng cần thiết để sinh tồn, trong đấy có cảm giác đói, cảm giác thèm ăn với sự hỗ trợ của các giác quan. Mỗi khi ăn, là chúng ta đang thỏa mãn thú vui thưởng thức của bản thân mình. Do vậy, hãy để con có cảm giác ăn là một phần thưởng, mỗi lần ăn là một lần thưởng thức, chứ không phải là nhiệm vụ.
Đưa ra những lời khen hợp lý
Ăn là bản năng sinh tồn với động vật nói chung và con người nói riêng. Do vậy, chúng ta hoàn toàn không cần khen trẻ ăn ngoan mà hãykhen những việc liên quan khác như “Con ngồi ăn ngoan lắm!”, “Con xúc cơm giỏi lắm!”, “Con cầm thìa giỏi lắm!”… điều này vẫn sẽ động viên trẻ nhưng không phải và vì con ăn giỏi mà là kỹ năng của con tốt.
Để trẻ có cảm giác đói trước mỗi bữa ăn
Hãy cho trẻ biết cảm giác đói thì trẻ mới biết cảm giác ngon và cảm giác no. Cái gì cũng cần được học. Hãy để cho con bạn học những kỹ năng này. Luyện tập thể thao, vận động là một trong những cách giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh. Trong trường hợp trẻ không chịu ăn mà không phải là lý do sức khỏe, bố mẹ có thể thử cho con nhịn một bữa, bữa tiếp theo trẻ sẽ thấy đói và đòi ăn.
Tập cho trẻ tự giác ăn ngay từ những bữa đầu ăn dặm
Luyện cho trẻ thói quen ăn chủ động là lựa chọn hợp lý nhất ngay khi bắt đầu ăn dặm.
Cũng giống như bất kỳ thói quen tốt nào khác, tập luyện càng sớm thì hiệu quả càng cao, nếu không, khi đã nhiễm phải thói xấu, sẽ mất nhiều thời gian hơn để thay đổi và luyện tập lại.
Không cho trẻ đi “ăn lang thang”
Một trong những cách giúp con tập trung là cho con ngồi ăn một chỗ. Theo đó, khi còn nhỏ thì cho con ngồi trên ghế nghiêng, kiểu vừa nằm vừa ngồi, lớn lên thì cho con ngồi trên ghế có bàn ăn riêng, thắt đai an toàn cho con. Bố mẹ cũng nên để ý đến cảm xúc của con.
Cho trẻ ăn đúng giờ
Mọi cơ quan trong cơ thể con người đều làm việc theo nhịp sinh học nhất định. Chẳng hạn, chúng ta sẽ buồn ngủ, muốn nghỉ ngơi khi màn đêm buông xuống và tỉnh táo khi mặt trời mọc. Việc ăn cũng vậy, đến giờ ăn chúng ta sẽ có cảm giác đói, và qua giờ đấy, nếu chưa được ăn, cảm giác đói sẽ bị thay thế bằng cảm giác mệt mỏi. Do đó, cho trẻ ăn đúng giờ sẽ làm cho hệ tiêu hóa của trẻ quen với thời gian biểu hàng ngày, tạo thành nhịp sinh học riêng, cứ đến giờ ăn là trẻ sẽ có cảm giác đói, muốn được ăn, giúp cho việc tiêu hóa thức ăn đạt hiệu quả cao nhất.
Quy định thời gian tối đa cho mỗi bữa ăn của trẻ
Thời gian tối đa mỗi bữa ăn của trẻ là khoảng 30 phút. Nếu quá thời gian này, bạn nên dừng việc cho trẻ ăn bởi thức ăn bị nguội không còn ngon nữa. Hơn nữanếu trẻ hứng thú thì chúng đã ăn rồi, nếu không chúng ta nên dừng lại. Ở con người, hệ tiêu hóa là một hệ thống phức tạp, bao gồm miệng, dạ dày, gan, tụy, ruột non và các cơ quan khác. Các cơ quan này chỉ có thể làm việc hiệu quả trong một thời gian nhất định, sau đấy phải nghỉ ngơi để chuẩn bị cho lần hoạt động tiếp. Do đó, nếu kéo dài thời gian ăn, thức ăn ở giai đoạn sau của bữa ăn sẽ không được tiêu hóa tốt nữa. Nếu sau 30 phút mà trẻ chưa ăn hết thì lời khuyên cho bạn là nên dừng lại.
Cho trẻ ăn món có vị nhẹ trước, vị đậm sau
Nếu ăn những món có vị đậm trước, vị nhạt sau thì khi ăn món sau chúng ta sẽ không có cảm giác ngon miệng. Chẳng hạn vừa ăn xoài xong nếu ăn tiếp thanh long chúng ta sẽ thấy nhạt miệng và không muốn ăn. Với trẻ nhỏ cũng thế, muốn trẻ cảm thấy ngon miệng và ăn hết khẩu phần của mình, chúng ta nên cho trẻ ăn những món có vị nhẹ trước, vị đậm sau. Ví dụ, khẩu phần của con là cơm, rau và thịt. Bố mẹ có thể cho con ăn rau trước, sau đấy mới cho con ăn cơm trộn thịt.
Dạy trẻ bốc bằng tay, xúc bằng thìa, gắp bằng đũa càng sớm càng tốt
Tập cho con chủ động tự xúc là một cách thức đúng đắn.Trẻ nhỏ rất thích bắt chước người lớn nên khi được tự làm công việc này chúng sẽ vô cùng hứng thú. Để trẻ tự đút thức ăn ngay từ lúc sớm, đầu tiên bố mẹ nên cho con tự bốc bằng tay, sau đó cầm thìa rồi cầm đũa. Đương nhiên lúc đầu sẽ rơi vãi nhưng hãy kệ chúng. Khi thành thục chúng sẽ tự biết cách để hạn chế rơi vãi.
Dạy con tự xúc thức ăn không phải là việc có thể làm ngay một lúc mà là cả một quá trình. Bố mẹ cần phát hiện những tiến bộ của con để kịp thời ngợi khen, khuyến khích con. Khi con tự ăn, bố mẹ nhớ rửa sạch tay cho con, cho con đeo yếm để tránh dây bẩn vào quần áo. Nếu được hướng dẫn đúng cách, trẻ có thể tự đút thức ăn thành thạo trước khi lên 2 tuổi. Việc tự bốc thức ăn, dùng thìa hay đũa làm cho các ngón tay của trẻ linh hoạt, khéo léo, giúp phần trí não điều khiển các hoạt động này phát triển. Hơn thế nữa, việc này còn giúp trẻ tăng tính tự lập, không ỷ lại vào người khác.
Những việc không nên làm để dạy trẻ có thói quen ăn chủ động
-Không cho trẻ ăn quà vặt trước khi ăn cơm
– Không dùng phần thưởng để dụ trẻ ăn
– Hạn chế cho trẻ uống nước trong bữa ăn
– Không cho trẻ xem tivi, xem điện thoại, bày trò cho trẻ chơi khi ăn
– Không để các món ăn khác hấp dẫn trẻ
– Không đáp ứng các đòi hỏi của trẻ khi cho trẻ ăn
Làm gì để giúp con trẻ ăn ngon miệng, hấp thụ tốt hơn
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.