Thứ Tư, 23/09/2015 | 01:36

Một ca bệnh nhiễm liên cầu lợn đã được điều trị cách ly tại Bệnh viện trung ương Huế

Ngày 10/6, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế, đã tiêu độc, khử trùng ở khu vực dân cư thôn Triều Sơn Tây (xã Hương Toàn, Thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) nơi xảy ra trường hợp bệnh nhân Lê Đình H. tử vong do nhiễm liên cầu lợn.

Qua tìm hiểu, được biết bệnh nhân H rất khỏe mạnh, chỉ thỉnh thoảng tăng huyết áp và không có tiền sử bệnh lý khác. Theo lời khai của người thân, thì trong nhà không nuôi gia súc, bệnh nhân không tiếp xúc với lợn cũng như không ăn thịt lợn…

Trong lúc đó bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn thường có triệu chứng sốt cao, đau đầu, buồn nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác, xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể.

Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc tiêu hóa: sốt, đi cầu nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run… trước khi có biểu hiện của viêm màng não.

Trường hợp nặng, người bệnh bị sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng, hôn mê và tử vong.

Như vậy, đây là trường hợp nhiễm liên cầu lợn đầu tiên tử vong tại Bệnh viện T.Ư Huế từ đầu năm 2014 cho đến nay.

Tiêu độc khử trùng nơi bệnh nhân tử vong do nhiễm liên cầu lợn

Ông Nguyễn Đình Sơn – Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết thêm: Sau 3 ngày gửi mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân H đi xét nghiệm tại Hà Nội đã có kết quả xét nghiệm cấy :Streptococcus Sius II (liên cầu khuẩn lợn).

Ông Sơn khẳng định: Mặc dù bệnh nhân Lê Đình H bị nhiễm liên cầu lợn nhưng trường hợp này rất hiếm gặp vì không rõ nguyên nhân (theo lời khai của gia đình) như: không tiếp xúc với lợn, không ăn thịt lợn chưa chín…

Tuy nhiên, do ở nông thôn nên gần khu vực bệnh nhân sinh sống có rất nhiều hộ chăn nuôi lợn. Nếu có một con lợn mắc bệnh phát ra trong không khí cũng có thể lây lan.

Theo một số cán bộ y tế, thì trường hợp bệnh tử vong, chắc chắn có liên quan đến lợn. Ông Nguyễn Đình Sơn cho biết thêm: Năm 2013, số ca nhiễm bệnh liên cầu lợn ở TT-Huế là 17 trường hợp; từ đầu năm đến nay có 7 trường hợp nhiễm liên cầu lợn được điều trị tại BV T.Ư Huế, không tính những trường hợp khác ở các địa phương trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Thông thường, bệnh liên cầu lợn diễn biến phức tạp, nhanh và nặng. Khoảng 20% trường hợp mắc bệnh tử vong.

Trong những ngày qua, khi biết tin bệnh nhân H tử vong do nhiễm liên cầu lợn, người dân ở xã Hương Toàn và những xã lân cận rất hoang mang.

Theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, người dân không nên hang mang, lo lắng. Muốn đề phòng bệnh liên cầu lợn thì khi có lợn ốm phải được cách ly và chữa trị.

Tuyệt đối không mua bán lợn, thịt lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tuyệt đối không ăn thịt, phủ tạng lợn ốm, lợn chết. Khi lợn chết phải chôn ngay, chôn thật sâu, chôn xa nguồn nước, xa khu dân cư và cần phải có chất sát khuẩn mạnh kèm theo như vôi bột, cloramin B.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook