Thứ Tư, 27/01/2016 | 18:30

Điều thú vị là một số người cảm thấy lạnh đơn giản chỉ vì những người bên cạnh trông có vẻ đang bị lạnh và tỏ ra co ro trước một cơn gió chẳng hạn.

Thời tiết lạnh và rét buốt trong thời gian gần đây đã khiến người dân tại thủ đô Hà Nội và các tỉnh miền Bắc phải run rẩy bên dưới những lớp áo khoác dầy cộm. Mặc dù vậy, thi thoảng chúng vẫn sẽ bắt gặp những người chỉ mặc áo cộc tay đi ngoài đường – dĩ nhiên là nếu hôm đó không mưa – và họ không hề biểu hiện run lập cập như những người khác. Vậy đâu là lý do khiến có một số người lại chịu lạnh tốt hơn những người khác? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Khoa học chứng minh vì sao có người chịu lạnh tốt hơn người khác

Binh sỹ Hàn Quốc cởi trần chạy bộ giữa vùng băng tuyết.

Một nghiên cứu vào năm 2004 của đại học Florida và trung tâm nghiên cứu não bộ McKnight đã chỉ ra rằng cảm giác về cái lạnh bắt đầu hình thành khi các dây thần kinh trên da gửi các tín hiệu thân kinh về nhiệt độ môi trường mà da cảm nhận được lên não. Những luồng tín hiệu này này không chỉ phản ứng với nhiêt độ da cảm nhận, ngoài ra còn có cả nhiệt độ của da và tốc độ thay đổi nhiệt độ trên da. Đó là lý do vì sao chúng ta cảm thấy rét hơn khi vừa chạm tay vào chậu nước lạnh so với khi đã ở ngâm tay trong nước lạnh một thời gian nhất định, khi nhiệt độ của da đã hạ thấp nhưng ổn định hơn.

Bên cạnh đó, những tín hiệu thần kinh thông báo về sự giảm nhiệt độ trên da đã tạo ra những cảnh báo sớm về sự sụt giảm nhiệt độ gốc của cơ thể, ví dụ như nhiệt độ của các cơ quan nội tạng. Nếu chúng ta không chú ý đến điều này, nhiệt độ gốc giảm có thể gây ra hạ thân nhiệt bất ngờ và để lại nhiều hệ quả xấu đối với cơ thể, thậm chí là dẫn đến tử vong. Nghiên cứu này cũng nói rằng việc nhiều người có cảm giác nhiệt độ khác nhau – tức là có người chịu nóng giỏi hơn hoặc chịu lạnh giỏi hơn – xuất phát từ các thụ thể của tế bào thần kinh nóng-lạnh trong hệ thống thần kinh ngoại biên nằm ngay dưới da. Ngoài ra, những thụ thể lạnh còn xuất hiện tại trung tâm của hệ thần kinh ngoại biên trong tủy sống.

Thông thường, những người chịu lạnh tốt thường sở hữu một hệ thống sinh lý ổn định bên trong cơ thể để ngăn chăn tình trạng hạ thân nhiệt xảy ra. Các tín hiệu thần kinh về việc nhiệt độ giảm sẽ đi từ da qua các thụ thể từ khu vực dưới da đến tủy sống, cuối cùng là chúng sẽ tiếp cận vùng dưới thùy não, khu vực kiểm soát thân nhiệt bên trong cơ thể, đưa ra các chỉ dẫn cho hệ thần kinh kiểm soát tình trạng hạ thân nhiệt. Sau đó, một luồng tín hiệu thần kinh phản hồi sẽ được gửi đến các bó cơ khiến cơ thể của họ rùng mình và bắt đầu quá trình trao đổi chất để giữ nhiệt. Lúc này, các mạch máu có nhiệm vụ chuyển một lượng máu ấm nhất ấm nhất định từ cơ quan nội tạng đến khu vực da bị lạnh và một số mạch máu sẽ phải thắt lại để hạn chế máu lạnh chảy ngược về nội tạng khiến nhiệt độ tại đây giảm đi. Trong các trường hợp khác, bên cạnh việc cung cấp tín hiệu thần kinh để cơ thể thực hiện quá trình cân bằng nhiệt thì bộ não cũng phát ra những tín hiệu để cơ thể phản ứng lại với những thông tin về việc da bị lạnh ví dụ như khiến ta thực hiện một số hành vi nhất định ví dụ như co rúm người, mặc thêm quần áo hoặc kêu ca.

Khoa học chứng minh vì sao có người chịu lạnh tốt hơn người khác

Những người chịu lạnh không tốt đôi khi nhầm lẫn giữa cảm giác lạnh với mức độ lạnh thực sự của cơ thể. Như đã nói ở trên, nhúng tay vào một bể nước lạnh khiến bạn cảm thấy lạnh, nhưng nhiệt độ gốc của cơ thể có thể tăng lên vì lượng máu ấm vẫn còn ở cơ quan nội tạng. Tình trạng như vậy có thể duy trì ở mức an toàn trong vòng một tiếng đồng hồ. Thông thường, nhiều người cảm thấy lạnh hơn – hay nói cách chịu lạnh kém – là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đầu tiên là một số người bị cảm cúm sẵn nhưng chưa phát hẳn ra những triệu chứng cụ thể vì khi bị cảm thì bộ não sẽ điều khiển nhiệt độ cơ thể được thiết lập ở nhiệt độ cao hơn, vì vậy cơ thể phản ứng như cơ chế lúc bị lạnh cho tới khi nhiệt độ cơ thể ổn định ở mức nhiệt độ thiết lập sẵn.

Ngoài ra, những người có biểu hiện bàn tay và bàn chân bị lạnh và nó không giống như bị tê cóng, thì rất có thể đây là những bệnh nhân của triệu chứng Raynaud, nguyên nhân của triệu chứng này là do các động mạch nhỏ cung cấp máu cho da bị thu hẹp, hạn chế lưu thông máu đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hoặc phụ nữ mang thai rất dễ cảm thấy lạnh do thai nhi hoạt động như một lò đốt nhỏ. Nếu người mẹ cảm thấy quá lạnh, đây có thể là triệu chứng thiếu hormone hoạt động tuyến giáp, vì vậy họ cần được bổ sung hormone. Thậm chí, phụ nữ thường cảm thấy lạnh hơn so với đàn ông trong cùng một môi trường. Nguyên nhân có thể là nhiệt độ trên da của phụ nữ thấp hơn đàn ông, kết quả hậu quả của lớp mỡ dưới da dày hơn và hormone oestrogen.

Khoa học chứng minh vì sao có người chịu lạnh tốt hơn người khác

Điều thú vị là một số người cảm thấy lạnh đơn giản chỉ vì những người bên cạnh trông có vẻ đang bị lạnh và tỏ ra co ro trước một cơn gió chẳng hạn. Hiện tượng này được gọi là “sự lây nhiễm cảm giác lạnh”. Nghiên cứu này của đại học Florida đã thực hiện thí nghiệm với khoảng 100 người và các tình nguyện viên khỏe mạnh được cho xem các đoạn video mà các diễn viên trong cảnh phim tỏ ra bị lạnh hoặc cảm thấy nóng. Tình nguyện viên cảm thấy lạnh hơn khi xem các đoạn video quay cảnh các diễn viên bị lanh. Nhiệt độ trên tay của tình nguyện viên giảm do mạch máu chạy đến tay bị thắt lại, dù nhiệt độ môi trường không hề lạnh.

Thực tế, con người hiện đại hiếm khi để cơ thể bị lạnh vì chúng ta luôn khoác nhiều lớp quần áo và sử dụng những thiết bị giữ nhiệt trợ giúp đắc lực. Mặc dù vậy, chính điều này đang góp phần làm giảm khả năng trao đổi chất của cơ thể và mùa lạnh do các cơ quan không phải trải qua những “khóa huấn luyện chịu lạnh”. Các nhà khoa học đã kết luận rằng con người sẽ trở nên khỏe mạnh hơn nếu dành nhiều thời gian chịu lạnh hơn.

Tham khảo MedicalNewsToday, Conversation

Nguồn: GenK

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook