Thứ Hai, 21/12/2015 | 20:14

Các nhà khoa học mô tả nó giống như việc chúng ta biết chắc chắn tên thủ đô của nước Pháp là gì những vẫn phải lên hỏi Google cho chắc ăn.

Internet đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại, mặc dù xét về tuổi đời thì nó vẫn được coi là phát minh non trẻ so với rất nhiều thành tựu khác của loài người. Điều này đã khiến các nhà khoa học thắc mắc về tác động của kho tàng tri thức khổng lồ này sẽ có tác động như thế nào đối với nhân loại trong một thời gian dài. Sau khi tiến hành nghiên cứu, các chuyên gia đã kết luận rằng việc sử dụng Internet quá nhiều sẽ khiến con người nghi ngờ về kiến thức của chính bản thân mình.

Khoa học chứng minh rằng Internet khiến chúng ta nghi ngờ về kiến thức của chính mình

Một nhóm các nhà khoa học của đại học Waterloo (Canada) đã tiến hành một thí nghiệm với 100 người tình nguyện tham dự, các ứng viên này phải trả lời các câu hỏi kiến thức tổng quát và một nửa trong số họ được phép sử dụng mạng Internet để tìm câu trả lời cho những gì họ không biết. Kết quả cho thấy có 5 người tỏ ra hoài nghi về câu trả lời của mình và họ đã phải kiểm tra lại với thông tin trên mạng Internet, con số này là không cao nhưng nếu xét về tỷ lệ là nó tương đương với kết quả 5% số người tham gia trả lời câu hỏi hoài nghi với kiến thức của mình.

Tiến sỹ tâm lý học Evan Risko, thành viên của đội nghiên cứu, cho biết kết quả này giống như việc chúng ta biết chắc chắn tên thủ đô của nước Pháp là gì những vẫn phải lên hỏi Google cho chắc ăn. Đây là tác động của việc lúc nào cũng có thể truy cập vào một thư viện điện tử khổng lồ để lấy thông tin, nó tạo ra xu hướng “nhờ cậy các luồng thông tin điện tử một cách quá nhiều vì con người luôn tỏ ra không hài lòng với những gì bản thân chưa biết hoặc đã biết” – Evan Risko nhấn mạnh.

Khoa học chứng minh rằng Internet khiến chúng ta nghi ngờ về kiến thức của chính mình

Chuyên gia này bổ sung thêm rằng Internet là một kho tàng thông tin nên nó cũng có mặt trái của nó khi có thể cùng một vấn đề nhưng chỗ này nói thế này, chỗ kia lại nói khác. Điều này dẫn đến tình trạng bộ não con người phải làm quen với việc mất thời gian xác minh đâu mới là thông tin chính xác, thậm chí là hoài nghi với những gì bản thân chúng ta cứ nghĩ rằng mình biết chắc chắn. Ngoài ra, Trung tâm nghiên cứu thông tin xã hội Pew cho biết những gì đại học Waterloo thực hiện đã phản ánh đúng thực trạng sử dụng Internet tại Hoa Kỳ khi cứ 5 người Mỹ thì có 1 người online liên tục không nghỉ, trong một ngày thì có tới 73% dân số Mỹ online.

Bản thân trung tâm này cũng nhận định rằng với sự phát triển cực nhanh của Internet, con người đã bắt đầu giảm tải khối lượng công việc của bộ não bằng cách lưu lại những thông tin liên quan đến ngày tháng, những sự kiện đã xảy ra hay thậm chí là một album ảnh cũ lên hệ thống lữu trữ đám mây. Dĩ nhiên, bộ não được giảm tải sẽ có thể tập trung tốt hơn vào những công việc thực sự nhưng chính vì thế mà đôi khi chúng ta quên đi những gì đáng lẽ bản thân mình biết rất rõ.

Tham khảo ScienceAlert

Nguồn: GenK

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook