Thứ Hai, 21/08/2017 | 12:04

Bọc sứ là phương pháp khắc phục được nhiều vấn đề về răng, đặc biệt là tăng tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại không ít mặt trái.

Khi nào nên bọc răng sứ?

1. Khi nào nên bọc răng sứ?

  • Trường hợp nào cũng có thể bọc răng sứ
  • Sâu răng quá nhiều, miếng bể lớn, răng mọc chen chúc, lệch lạc, nhiễm Tetracycline nặng
  • Viên nướu, sai khớp cắn hàm

Bác sĩ Tôn Thất Bảo Hùng (Nha khoa Apona, TP.HCM) cho biết khi răng bị sâu quá nhiều, miếng bể lớn không thể trám được nữa, lúc đó cần làm răng sứ. Trường hợp răng mọc chen chúc, lệch lạc, thưa, hô mà phương pháp chỉnh nha không khả thi thì phục hình bọc răng sứ thẩm mỹ sẽ giúp tái tạo hình dáng, để răng đều đặn và có màu như ý muốn. Những trường hợp răng bị nhiễm kháng sinh – tetracycline nặng, áp dụng phương pháp tẩy trắng răng không hiệu quả thì đây là phương pháp để thay thế lớp men răng sậm màu bằng lớp men sứ mới, trắng đẹp hơn.

 

Khi nào nên bọc răng sứ?

2. Quá trình bọc răng diễn ra trong bao lâu?

  • 1-2 răng trong 2-3 ngày, 1 hàm hoặc 2 hàm trong 3-5 ngày
  • 1-2 răng trong 3-5 ngày, 1 hoặc 2 hàm trong 5-7 ngày
  • 1-2 răng trong 5-7 ngày, 1 hoặc 2 hàm trong 7-9 ngày

Theo bác sĩ Bảo Hùng, thời gian thực hiện bọc răng sứ tùy thuộc vào số lượng răng cần làm, tay nghề chuyên môn của bác sĩ, điều kiện vật chất kỹ thuật của cơ sở nha khoa. Thông thường, thời gian bọc 1-2 răng kéo dài từ 2-3 ngày. Thời gian làm 1 hàm, 2 hàm kéo dài từ 3-5 ngày.

Khi nào nên bọc răng sứ?

3. Tuổi thọ của răng sứ?

  • 3-7 năm
  • 7-10 năm
  • 8-15 năm

Răng sứ đúng quy chuẩn rất bền, còn những loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ chất lượng kém sẽ gây hại tới sức khỏe của người sử dụng. Răng sứ kim loại có độ bền từ 8-15 năm. Răng sứ khung sườn Zirconia với công nghệ CAD/CAM của Đức có độ bền từ 12-25 năm. Độ bền này còn phụ thuộc vào thói quen chăm sóc, sử dụng của mỗi người.

 

Khi nào nên bọc răng sứ?

4. Mặt trái của việc bọc răng sứ?

  • Độ nhạy cảm của răng giảm, dễ tổn thương, ê buốt
  • Có thể rụng răng bất cứ lúc nào, đau khi cắn vật cứng, dễ mắc bệnh răng miệng

Bác sĩ Lê Thị Hải Châu (tốt nghiệp chuyên ngành Răng Hàm Mặt tại bệnh viện Y khoa Nga), cho hay khi bọc răng sứ sẽ có một vài mặt trái như độ nhạy cảm của răng giảm, cảm nhận đồ ăn, đồ uống không còn như trước, răng dễ tổn thương, nhất là khi ăn đồ cứng hoặc bị va đập. Ngoài ra, răng của bạn có thể bị ê buốt. Một số trường hợp khi mài buộc phải lấy tuỷ khiến răng không còn khoẻ như trước .

 

Khi nào nên bọc răng sứ?

5. Nguyên nhân gây viêm lợi sau khi bọc răng sứ?

  • Do xâm phạm khoảng sinh học, răng sứ chế tạo không chính xác, vệ sinh răng miệng kém, cơ địa kích ứng
  • Cắn phải đồ ăn cứng, va đập mạnh, ăn nhiều đồ ngọt, chế biến sẵn

Theo bác sĩ Đàm Thu Vân, viêm lợi sau khi bọc răng sứ không hiếm gặp, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe răng miệng. Nguyên nhân chính từ việc nha sĩ không đủ tay nghề hoặc thực hiện sai kỹ thuật, dẫn tới mài quá sâu vào trong lợi, phá vỡ khoảng sinh học, tạo điều kiện cho vi khuẩn và thức ăn xâm nhập. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị viêm lợi do răng chế tạo không chính xác, kích thước không chuẩn dẫn đến việc răng sứ bị hở, cộm, cong vênh, vệ sinh răng miệng kém và cơ địa kích ứng với chất liệu răng sứ.

 

 

Phương Anh
Nguồn: Zing

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook