Thứ Ba, 13/08/2024 | 10:20

Chúng ta đều biết nên đánh răng, dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước súc miệng sát trùng để ngăn ngừa tích tụ vôi răng, những ít ai biết rằng cao răng là gì và điều gì có thể xảy ra nếu vôi răng hình thành quá nhiều.

Cao răng là gì ?

Cao răng (vôi răng) là mảng bám đã bị vôi hóa bởi các khoáng chất trong nước bọt, hình thành bên dưới và bên trên đường viền nướu. Chỉ có nha sĩ mới có thể loại bỏ vôi, chúng ta không thể loại bỏ nó chỉ bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa.

Vôi răng được hình thành như nào ?

Trong miệng của chúng ta luôn luôn tồn tại vi khuẩn, ngay cả khi đã vệ sinh răng miệng kĩ lưỡng những vi khuẩn này giúp tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Những vi khuẩn này sau khi chết đã kết hợp cùng với nước bọt đã khoáng hóa thành canxi phosphat, canxi cacbonat và magiê phosphat hình thành cao răng.

Có nên tự mình loại bỏ vôi răng ?

Vôi răng có thể tự bong ra khỏi răng khi chúng ta ăn một số loại thực phẩm nhất định hoặc chải răng quá mạnh. Điều này có thể để lại một vùng thô ráp hoặc sắc nhọn ở răng. Việc tự mình loại bỏ vôi răng có thể làm tổn thương răng và nướu răng. Vì vậy nếu muốn loại bỏ vôi răng, hãy tới những trung tâm nha khoa uy tín để nha sĩ giúp loại bỏ vôi răng một cách an toàn và hiệu quả.

Dấu hiệu nhận biết vôi răng xuất hiện

Vết ố vàng, nâu hoặc đen trên răng.

Xuất hiện một lớp phủ cứng giống như vảy trên răng.

Hôi miệng.

Viêm nướu (nướu đỏ, sưng hoặc chảy máu).

Tác hại của vôi răng

Nếu để vôi răng bám quá lâu trên răng thì sẽ làm gia tăng khả năng mắc phải:

Viêm nướu và bệnh về nướu răng .

Tụt nướu.

Viêm nha chu.

Hôi miệng.

Xói mòn men răng và sâu răng.

Xuất hiện những vết ố vàng trên răng khiến mất thẩm mĩ.

Các loại vôi răng

Ít ai biết rằng vôi răng không chỉ có một mà có 2 loại cao răng là vôi răng thường và vôi răng huyết thanh. Cao răng thường sẽ có màu trắng đục hoặc vàng nhạt, riêng với người hay hút thuốc lá, chúng sẽ có màu sẫm hơn, sau một thời gian bám trên bề mặt răng và nướu thì cao răng sẽ gây ra bệnh viêm nướu.

Nếu không điều trị sẽ gây ra chảy máu chân răng, máu sẽ ngấm vào mảng cao răng đó và chuyển sang màu nâu đỏ gọi là cao răng huyết thanh, cao răng huyết thanh chứa nhiều vi khuẩn hơn, gây viêm nướu và đẩy nhanh tốc độ nhiễm khuẩn chân răng.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành cao răng

Đa phần cao răng được hình thành từ những thói quen vệ sinh răng miệng của mỗi người.

Hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá khác.

Không có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên, không đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

Không dùng chỉ nha khoa làm sạch răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong các kẽ răng.

Không biết cách chải răng đúng cách sẽ không làm sạch được hoàn toàn bề mặt răng, để sót mảng bám, lâu ngày hình thành vôi răng.

Đeo niềng răng.

Sử dụng các loại đường hóa học có trong thành phần của các sản phẩm như nước ngọt có gas, bánh kẹo, cũng góp phần hình thành mảng bám nhanh chóng.

Có chứng khô miệng.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bật mí cách giảm đau nhức răng nhanh chóng

Mức độ nghiêm trọng mảng bám cao răng, cách phòng ngừa

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tủy răng

Những tác hại khủng khiếp của việc lười đánh răng

Top 7 cách hay nhất giúp ngăn ngừa cao răng hiệu quả

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook