Phong thấp là một chứng bệnh do thay đổi thời tiết gây nên. Ở Việt Nam, phần lớn bệnh nhân bị phong thấp xuất hiện ở các tỉnh thành phía bắc. Bệnh gia tăng theo mùa, đặc biệt khi thời tiết thay đổi, độ ẩm cao…gây tê nhức, đau mỏi dai dẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Với bài viết dưới đây, Benh.vn sẽ giúp bạn đọc có những kỹ năng cơ bản để khắc phục chứng tê nhức do phong thấp gây nên.
Tìm hiểu về bệnh phong thấp`
Bệnh phong thấp là một bệnh toàn thân gây tổn thương ở nhiều cơ quan, đặc biệt là ở khớp xương, tim, hệ thần kinh, da, tổ chức dưới da dẫn đến sưng đỏ, đau nhức, tê bại trong cơ thể, các khớp xương, chân tay …
Phong thấp gây tổn thương ở nhiều cơ quan, đặc biệt là các khớp xương, hệ thần kinh.
Nguyên nhân gây phong thấp
+ Do mùa đông thời tiết lạnh làm giảm lưu thông dịch khớp (dịch khớp có tác dụng làm giảm sự cọ xát giữa các đầu xương) làm cho sự cọ xát giữa các đầu xương tăng lên, khiến bệnh nhân đau nhiều hơn.
+ Do cơ thể dự trữ năng lượng khi trời trở lạnh dẫn đến lưu thông máu kém.
+ Do áp suất không khí và độ ẩm (mùa hè áp suất không khí giảm, khiến các khớp giãn ra và chèn ép vào các dây thần kinh xung quanh gây đau)…
Ngoài ra, bệnh phong thấp còn do các nguyên nhân khác như: lão hóa, phụ nữ thời kỳ sau sinh, tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, do ảnh hưởng từ việc hút thuốc lá …
Triệu chứng
+ Đau nhức và sưng các khớp, nhất là những khớp xương nhỏ của bàn tay và bàn chân.
+ Đau nhức hoặc cứng các khớp xương và bắp thịt sau khi ngủ dậy hoặc sau một thời gian nghỉ ngơi.
+ Các khớp không cử động được.
+ Bắp thịt nơi chỗ khớp đau bị yếu đi.
+ Mệt mỏi hoặc có thể sốt nhẹ khi bệnh trở nặng.
+ Theo thời gian, các khớp xương bị biến dạng…
Triệu chứng phong thấp: đau nhức, cứng các khớp xương, bắp thịt, khớp biến dạng.
Phương pháp phòng ngừa chứng đau nhức do phong thấp
+ Giữ ấm, không để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh, ẩm trong thời gian dài.
+ Tập luyện các bài thể dục phù hợp với sức khỏe (các bài tập cần tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc nhân viên vật lý trị liệu).
+ Tránh lên cân, đặc biệt là béo phì sẽ khiến các khớp xương phải chịu sức nặng nhiều hơn.
+ Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E có trong thực phẩm và các loại hoa quả như: lạc, rau xanh, xoài, bí đỏ, cam, nho, ổi, lạc, rau xanh để tăng cường sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh…
Phương pháp khắc phục chứng đau nhức do phong thấp
+ Tập các bài tập thư giãn gồm: thôi miên, thở sâu, thư giãn bắp thịt.
+ Dùng các dụng cụ hỗ trợ vận động như: gậy chống, ràng bàn tay…
Dùng sóng ngắn, châm cứu, tắm nước nóng…để khắc phục chứng đau do phong thấp.
+ Dùng thuốc giảm đau (theo chỉ định của bác sỹ).
+ Áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu: dùng sóng cực ngắn, tắm hơi (xông hơi), tắm nước nóng, châm cứu, tắm nắng…
Lưu ý: Trong thời gian bị bệnh không nên làm việc quá sức.
Kết luận
Đau mỏi, tê nhức xương khớp, chân tay thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, mưa gió thất thường, độ ẩm không khí cao hay những ngày mùa đông nhiệt độ xuống thấp…gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Để phòng ngừa và khắc phục chứng tê nhức do phong thấp gây nên, bệnh nhân cần giữ ấm, không để cơ thể tiếp xúc với gió lạnh, luyện tập thể thao thường xuyên, tránh tăng cân để tăng gánh nặng cho khớp, bổ sung các thực đơn nhiều rau xanh, củ quả giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể …Ngoài ra, bệnh nhân cần luyện tập các bài thư giãn cơ, bắp thịt, sử dụng cụ hỗ trợ vận động, áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như châm cứu, tắm nước nóng, dùng sóng cực ngắn….để hạn chế tình trạng đau nhức.
Chưa có bình luận.