Thật vậy, số liệu của WHO chỉ ra hiện nay số người chết vì nhồi máu cơ tim đã vượt số người chết vì ung thư, và gấp 65 lần số người chết vì tai nạn giao thông.
Chúng ta vẫn thường nghe nhiều câu nói có ý nghĩa kiểu như “Kẻ thù lớn nhất của con người là chính họ”. Mặc dù vậy, theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì câu nói này chính xác nhất phải là “Kẻ thù số một của loài người là bệnh nhồi máu cơ tim”.
Thật vậy, số liệu của WHO chỉ ra hiện nay số người chết vì nhồi máu cơ tim đã vượt số người chết vì ung thư, và gấp 65 lần số người chết vì tai nạn giao thông. Ngoài ra, các chuyên gia của tổ chức này cho biết bên cạnh bệnh nhồi máu cơ tim thì các dạng bệnh lý tim mạch khác cũng đã trở thành đã trở thành sát thủ số một toàn cầu.
Mỗi năm, bệnh tim mạch gây ra cho hơn 17,5 triệu cái chết – với 2,5 triệu người chết do nhồi máu cơ tim – và dự đoán sẽ có khoảng 25 triệu người bị bệnh tim mạch tử vong vào năm 2020. Trong đó có 7,6 triệu trường hợp là do bệnh tim mạch vành và 5,7 triệu ca là do bị đột quỵ. Thêm vào đó, bệnh tim mạch hiện cũng là nguyên nhân hàng đầu của tàn phế sau đột quỵ. Mỗi năm có khoảng 10 triệu người sau khi bị đột quỵ còn sống, thì có đến phân nửa bị tàn tật vĩnh viễn. Nghiêm trọng hơn, bệnh tim mạch còn được dự đoán sẽ là nguyên nhân lớn nhất gây tàn phế trên thế giới vào năm 2020.
Ngoài ra, sự nguy hiểm của biến chứng nhồi máu cơ tim thể hiện qua số liệu 50% ca tử vong không có dấu hiệu báo trước. Ước tính của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, cứ mỗi 34 giây lại có một trường hợp bị đột quỵ do nhồi máu cơ tim, cứ 1 phút trôi qua lại có một trường hợp tử vong trên thế giới. Triệu chứng thường thấy nhất là tức ngực, đau ở tim rồi lan ra khắp cơ thể, đến cổ họng, lưng hoặc hai vai, người mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, đổ mồ hôi và nôn ọe. Có khi không thấy triệu chứng gì, nhưng làm điện tâm đồ sẽ chẩn đoán ra ngay bệnh tim mạch. Bệnh nhân tiểu đường dễ bị nhồi máu cơ tim, khi ấy họ thường nôn ọe, tuy không thấy đau nặng ở tim, cho nên càng cần cẩn thận.Có thể đề phòng nhồi máu cơ tim. Nếu cha mẹ có bệnh tim mạch thì bạn thuộc nhóm người dễ mắc bệnh này, và rủi ro sẽ tăng theo tuổi tác. Người huyết áp cao, mỡ máu cao và béo phì càng cần cảnh giác.
Bảy yếu tố quyết định khả năng mắc bệnh tim mạch là: tuổi tác, mức độ béo, huyết áp cao, mỡ máu cao, có bệnh tiểu đường, hút thuốc lá và ít tập thể dục. Ai có ít nhất hai trong số bảy yếu tố trên thì sau 50 tuổi sẽ có thể bị nhồi máu cơ tim; 60 tuổi khả năng mắc nhồi máu cơ tim là 25%; 80 tuổi là 75%. Trời lạnh, rủi ro nhồi máu cơ tim càng cao. Nhiệt độ khí trời giảm 1 độ C thì rủi ro tăng 2%. Mùa rét người ta thường ít vận động và ăn thêm chất béo. Sáng sớm rất dễ phát bệnh nhưng ít thấy có triệu chứng báo trước. Thời gian từ 6 đến 10 giờ sáng, rủi ro phát bệnh tăng 40%.
Mỗi ngày trái tim cung cấp cho cơ thể 7.000 lít máu, đập ít nhất 100.000 lần, do làm việc nhiều như vậy, nó cần được chăm sóc. Nếu không giữ gìn, để cho cholesterol và các tạp chất lắng đọng dần, tạo ra cục máu, làm nghẽn mạch máu, tức xơ vữa động mạch. Khi trái tim không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất thì sẽ xảy ra nhồi máu cơ tim.
Tham khảo Medspace, MedicalDaily
Nguồn: genk.vn
Chưa có bình luận.