Thứ Sáu, 12/01/2018 | 09:00

Đối với những gia đình có người thân bị bệnh nhiễm trùng huyết thì cần phải chăm sóc ra sao? Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc người bị bệnh nhiễm trùng huyết.

Cách chăm sóc cho người bị bệnh nhiễm trùng huyết

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Duy trì lối sống lành mạnh giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng gây ra nhiễm trùng huyết;

Bỏ hút thuốc lá và uống rượu.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Nhiễm trùng huyết có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai và bất cứ nhiễm trùng nào không được điều trị thích đáng đều có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết. Tình trạng sử dụng kháng sinh tràn lan và lạm dụng như hiện nay làm cho các bệnh nhiễm trùng trở nên khó khống chế hơn, tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc mắc phải trong bệnh viện và ngoài cộng đồng ngày càng nhiều. Kháng sinh là loại thuốc phải do bác sĩ kê toa, vì thế khi không chắc chắn về bệnh của mình, bạn hãy đi khám bệnh ngay để được điều trị thích hợp.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết thường do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, nhiễm khuẩn huyết cũng có thể là hệ quả của một số bệnh nhiễm trùng khác.

Hướng dẫn cách chăm sóc cho người bị bệnh nhiễm trùng huyết

Nhiễm khuẩn huyết có thể bắt nguồn từ bất cứ nơi nào vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào cơ thể. Do vậy, các dấu hiệu ban đầu đôi khi có thể là những triệu chứng như vết xước đầu gối hoặc xước trên da. Nếu nghiêm trọng hơn bạn có thể phải đối mặt với một số nguy cơ như viêm ruột thừa, viêm phổi, viêm màng não hoặc nhiễm trùng đường tiểu.

Nếu bạn bị nhiễm trùng xương hay còn gọi là chứng viêm tủy xương cũng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết.

Ở một số bệnh nhân nội trú, vi khuẩn gây ra nhiễm khuẩn huyết có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường truyền tĩnh mạch, các vết mổ, ống thông tiểu niệu đạo và các vết loét do nằm liệt giường.

Điều trị và phòng bệnh nhiễm trùng huyết

Việc điều trị nhiễm trùng huyết phải bảo đảm các nguyên tắc diệt mầm bệnh, điều chỉnh các rối loạn do nhiễm trùng huyết gây ra và nâng cao sức đề kháng của người bệnh. Điều trị nguyên nhân phải sử dụng kháng sinh đúng theo quy định, cần dùng kháng sinh theo mầm bệnh vi khuẩn bị nhiễm và theo kháng sinh đồ, liều thuốc kháng sinh dùng phải cao và theo đường tiêm truyền, tốt nhất là dùng đường tĩnh mạch trong những ngày đầu; nên phối hợp các kháng sinh với nhau để nâng cao hiệu lực điều trị đối với các loại vi khuẩn kháng kháng sinh và chưa xác định rõ mầm bệnh vi khuẩn. Thời gian sử dụng kháng sinh phải bảo đảm yêu cầu không được dưới 2 tuần, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà người bệnh có chỉ định phải dùng kháng sinh đến vài tháng.

Thuốc kháng sinh được chỉ định dùng phối hợp để điều trị bao vây khi chưa phân lập được mầm bệnh, vi khuẩn đã kháng kháng sinh hoặc tình trạng nhiễm trùng do nhiều loại vi khuẩn gây nên, dự phòng và làm chậm lại sự xuất hiện của chủng loại vi khuẩn kháng thuốc, tăng khả năng ức chế và diệt khuẩn của kháng sinh… Cần lưu ý phải giải quyết triệt để các ổ nhiễm khuẩn nguyên phát, thứ phát bằng những thủ thuật ngoại khoa như rạch dẫn lưu ổ áp-xe, lấy bỏ các nguyên nhân gây nhiễm trùng như những ống dẫn truyền, xông dẫn lưu…

Hiện nay, các nhà khoa học khuyến cáo nên sử dụng một số loại thuốc kháng sinh phù hợp để giải quyết nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết có hiệu quả trên thực tế. Nếu nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram dương thường dùng kết hợp kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ I với nhóm quinolon hoặc nhóm aminoglycozid. Nếu nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram âm thường dùng kết hợp kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ III với nhóm quinolon hoặc nhóm amiloglycozid.
Nguồn: Phunutoday

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook