Hội chứng ruột kích thích IBS là một trong những bệnh đường ruột khá nhiều người gặp phải. Vậy IBS là gì, bệnh có gây nguy hiểm cho sức khỏe không? Hãy
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích (Irritable Bowel Syndrome-IBS) là hội chứng rối loạn chức năng tiêu hóa, gây đau bụng, thay đổi nhu động ruột, bao gồm tiêu chảy hoặc táo bón hoặc cả hai.
IBS gây ra những triệu chứng trên nhưng không gây ra bất kỳ tổn thương nào rõ ràng cho đường tiêu hóa. Bệnh chia được làm 3 dạng gồm: Hội chứng ruột kích thích có triệu chứng táo bón gọi là IBS-C, hội chứng ruột kích thích có triệu chứng tiêu chảy gọi là IBS-D, hội chứng ruột kích thích gây ra cả tiêu chảy và táo bón gọi là IBS-A.
IBS có thể được gây ra bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố như:
+ Căng thẳng, stress là một trong những yếu tố góp phần làm triệu chứng IBS trở nên nặng hơn. Khi cơ thể gặp tình trạng stress, căng thẳng kéo dài lúc này cơ thể sẽ phản ứng bằng cách thay đổi hoạt động của hệ tiêu hóa thông qua hệ thần kinh thực vật. Do đó những người bị IBS sẽ gặp các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy…
+ Thay đổi hormone trong nội tiết tố có thể gây ra IBS hoặc khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, IBS thường trở nên nặng hơn trong hoặc trước/sau chu kỳ kinh nguyệt.
+ Chế độ ăn uống chưa hợp lý, các triệu chứng IBS thường trở nên tồi tệ hơn sau khi một người tiêu thụ một số sản phẩm, có thể bao gồm sô cô la, sữa hoặc rượu. Những thực phẩm này có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy. Hay một số loại trái cây, rau và nước ngọt cũng có thể gây đầy hơi và khó chịu như táo, mơ, đào, anh đào, lê, mận, bông cải xanh, cải bắp, cải thảo, súp lơ trắng… Ngoài ra, các loại thực phẩm khác có thể là tác nhân làm các triệu chứng xuất hiện bao gồm: sản phẩm từ sữa, kẹo cao su không đường, một số loại kẹo, các sản phẩm có chứa caffein, rượu bia hay các đồ
+ Ăn phải các thực phẩm bị hỏng, quá hạn sử dụng, bảo quản chưa đúng cách, các thực phẩm không phù hợp với cơ thể là một trong những yếu tố gây IBS. Khi ăn các thực phẩm này sẽ có thể làm cho ruột trở nên nhạy cảm hoặc gây ra sự co bóp ruột, tăng nhu động ruột, góp phần tăng khả năng mắc IBS.
+ Người bệnh bị loạn khoẩn do vi khuẩn phát triển quá mức ở ruột non (SIBO), viêm dạ dày, viêm ruột
+ Một số nguyên nhân khác cũng gây ra IBS như: di truyền, cơ quan tiêu hóa trong cơ thể có độ nhạy cảm cao với cơn đau, phản ứng với thuốc, phản ứng bất thường với viêm nhiễm, trục trặc ở các cơ vận chuyển thức ăn đi khắp cơ thể, hệ thống thần kinh trung ương không có khả năng kiểm soát hệ thống tiêu hóa,…
Khi mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) có nguy hiểm không?
IBS không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có thể gây ra hiều vấn đề làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, chất lượng cuộc sống của người mắc.
Một trong những vấn đề có thể thấy chính là tình trạng ứ đọng chất thải trong đại tràng đặc biệt là những người có triệu chứng táo bón kéo dài sẽ có nguy cơ ứ đọng chất thải trong đại tràng có thể gây ra các cơn đau đầu khó chịu và buồn nôn.
IBS có thể làm cho người bệnh trở nên nhạy cảm với một số loại thực phẩm chứa nhiều chất béo như các loại đậu, sô cô la, bông cải trắng, bông cải xanh, rượu bia, sữa, thức uống có ga… Từ đó có thể dẫn đến việc hạn chế cơ thể tiếp nhận một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, IBS còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ bởi theo thống kê có khoảng 18 – 23% người bị hội chứng ruột kích thích mắc bệnh trĩ. Do sự thay đổi trong hormone nội tiết tố và áp lực của thai kỳ lên thành bụng cũng có thể làm tăng triệu chứng của IBS trong thời gian mang thai.
Để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống ở những người mắc IBS, người bệnh cần tránh các chất thay thế đường trong một số loại kẹo cao su, thực phẩm ăn kiêng và đồ ngọt không đường vì chúng có thể gây tiêu chảy. Tiêu thụ nhiều thực phẩm làm từ yến mạch để giảm đầy hơi. Thiết lập thói quen ăn uống khoa học: không bỏ bữa, ăn đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ, hạn chế rượu bia, các đồ uống có bồn, có gas, hạn chế ăn các loại trái cây và rau quả gây ra chứng đầy hơi và khó chịu, uống đủ nước,… Đồng thời, hạn chế căng thẳng, stress, nên tập luyện thể thao giúp giảm cả trạng thái lo âu và các triệu chứng thể chất của bệnh
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Kiểm soát hội chứng vi khuẩn phát triển quá mức ở ruột non (SIBO)
Xét nghiệm hơi thở hydro và hội chứng ruột kích thích (IBS)
5 dấu hiệu của Hội chứng ruột kích thích IB
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.