Thứ Hai, 27/06/2016 | 12:30

Có ý kiến cho rằng không phải điều gì ở Nhật cũng tốt mà là nhiều điều tốt, người tốt lại tập trung ở Nhật. Điều đó là đúng bởi người Nhật luôn chăm chút, tỉ mỉ trong mọi điều mình làm, dù là điều nhỏ nhất.

1. Trẻ em Nhật làm vệ sinh trường lớp cùng giáo viên 45 phút mỗi ngày

Điều này tạo ra một thế hệ mầm non luôn khiêm tốn và ưa thích sạch sẽ. Không chỉ thế, cùng lao động là một cách tuyệt vời để tăng sợi dây tình cảm giữa các em nhỏ và với giáo viên. Điều đó còn tạo nên hứng thú lao động hăng say hơn.

Cùng làm vệ sinh để môi trường xung quanh tốt đẹp hơn có thể dạy trẻ rằng sau này dù chúng trở thành bất cứ ai, chúng luôn có những nhiệm vụ cơ bản như bao người và không bao giờ được xem nhẹ bất cứ công việc nào.

2. Không có bất kì kì thi nào từ lớp 1 tới lớp 3 bậc tiểu học

Bởi vì mục đích cao cả của giáo dục là truyền đạt khái niệm và xây dựng nhân cách. Thực sự vào độ tuổi mới chớm nở của những mầm non, trẻ em cần được phát triển nhiều về nhân cách, về thế giới xung quanh, thế giới thần tiên chứ không phải những kiến thức khô khan.

Không có những kỳ thi cũng có nghĩa không có áp lực và không có những căng thẳng về tinh thần. Thay vào những kỳ thi, những cuộc thi nho nhỏ vui vẻ lồng ghép thêm kiến thức sẽ là điều tốt hơn.

Không gian trên những phương tiện công cộng ở Nhật cũng như một thư viện. Mọi người làm những việc riêng của mình trong tiếng động hết sức có thể để tôn trọng khoảng không gian riêng của nhau.3. Giữ không gian yên lặng hoàn toàn trên tàu điện ngầm

Đó cũng là phép lịch sự tối thiểu mà mọi người cần hiểu và tuân theo. Đúng theo nghĩa của từ công cộng, không ai nên ích kỉ mà chiếm lấy riêng cho mình mà không nghĩ gì đến người xung quanh.

4. Trẻ em được học phép xử thế suốt 6 năm tiểu học

Nguyên tắc xử thể hay nguyên tắc đạo đức họa thiết thực để giao tiếp với người xung quanh rất quan trọng trong văn hóa Nhật. Những qui tắc giáo điều thiết thực giúp đưa trẻ vào những khuôn tắc đạo đức xã hội đúng đắn ngay từ những năm đầu đời.

Dần dà trong đường đời, trẻ có thể áp dụng những qui luật đạo đức đó mà hành xử như một người đáng được coi trọng trong xã hội.

5. Không bao giờ có đồ ăn thừa trong tiệc buffet

Thức ăn là vốn quý mà thiên nhiên ban cho con người. Người Nhật không chỉ tiết kiện mà còn trân trọng mọi điều tốt đẹp được ban cho mình. Tiết kiệm thực phẩm là cách trân trọng bản thân và những người tạo ra nó.

6. Trong gia đình không có người giúp việc

Tuy là nước có mức sống cao nhưng trong những ngôi nhà người Nhật thường ít có bóng dáng người giúp việc. Cha mẹ, đặc biệt là người mẹ là người có trách nhiệm chăm lo và nuôi nấng con cái, nhà cửa. Ngoài ra, phí thuê người giúp việc ở Nhật là vô cùng đắt đỏ.

Cách dạy dỗ con cái hiệu quả của người Nhật không cao siêu gì ngoài việc luôn bên cạnh mọi khoảnh khắc của con, gần gũi và thấu hiểu con.

7. Học sinh, sinh viên Nhật dành ra nửa tiếng cho mỗi bữa ăn

Nửa tiếng cho mỗi bữa ăn bảo đảm cho việc thức ăn luôn được tiêu hóa tốt và hấp thu toàn bộ những dưỡng chất được đưa vào cơ thể.

Khi được hỏi về điều này, câu trả lời được đưa ra là “vì học sinh, sinh viên là những mầm non của đất nước”. Nhai kĩ không những bảo vệ dạ dày mà còn giúp tăng cường sức khỏe.

Những kĩ sư sức khỏe có thể yêu cầu mức lương từ 5.000-8.000 đô la Mỹ mỗi tháng. Họ cũng phải trải qua những bài kiểm tra miệng và viết để được nhận công việc này.

8.Công nhân vệ sinh được gọi là “Kĩ sư sức khỏe”

Điều này phản ánh tinh thần xem sức khỏe là thứ quí giá nhất trên đời. Chỉ có sức khỏe người Nhật mới có thể xây dựng nên đất nước và nền kinh tế hùng mạnh như ngày nay. Nhật cũng là đất nước có tỉ lệ sống thọ nhất thế giới.

Để có được sức khỏe tuyệt vời, người Nhật luôn chú trọng vào cách ăn, uống, thở, sống của mình. Không bao giờ coi thường sức khỏe chỉ để thỏa mãn niềm vui cũng là cách thể hiện sự quí trọng sức khỏe.

Thu Ngân

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook