Qua thầy giáo Ngữ văn Nguyễn Lý Hà, tôi biết được nơi vùng sâu huyện Đạ Tẻh có một nữ nhà giáo trẻ giảng dạy môn Địa lí đã và đang trở thành gương sáng cho đồng nghiệp noi theo.
Đó là cô Nguyễn Thị Thanh Nga, chỉ 10 năm kết duyên với nghiệp “trồng người” ở Trường THPT Lê Quý Đôn, Đạ Tẻh nhưng đã đạt được những thành tích về chất lượng giáo dục mà ngay ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi trong tỉnh cũng phải ngưỡng mộ.
|
Cô giáo Thanh Nga tận tình chỉ dẫn cho học sinh phương pháp học nhóm |
Nguyễn Thị Thanh Nga sinh ra, lớn lên tại xã Triệu Hải, huyện Đạ Tẻh và tuổi học trò gắn với vùng nghèo khó này nên thấm sâu nỗi khát khao được học chữ của trẻ em trong vùng. Tốt nghiệp THPT, Thanh Nga thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, chuyên ngành Địa lí; ra trường được phân công về dạy học ở Trường THPT Lê Quý Đôn. Để có những tiết dạy thực sự hiệu quả, đặc biệt là môn Địa lí, cô giáo Thanh Nga lên kế hoạch thường xuyên trau dồi, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm từ chính môi trường nhà trường và xã hội. Muốn có chuyên môn và nghiệp vụ vững chỉ một con đường là tự đào tạo bằng nhiều hình thức như tích cực dự giờ của đồng nghiệp, trao đổi và học hỏi những người đi trước, đồng thời chăm chỉ cập nhật các nguồn tài liệu…
Năm 2009, Thanh Nga tham gia khóa đào tạo chuẩn hóa trình độ đại học để tăng cường phương pháp luận nghiên cứu. Với ý thức vươn lên, sau mấy năm tu nghiệp, Thanh Nga đạt trình độ Cử nhân Sư phạm Địa lí loại giỏi. Thầy giáo Nguyễn Lý Hà cho biết: “Cô Thanh Nga thuyết phục tập thể sư phạm chúng tôi bởi ý thức nâng cao tay nghề, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Một nách 2 đứa con sinh đôi, chồng công tác xa nhà nhưng cô ấy đã vượt mọi hoàn cảnh khó khăn thường nhật để luôn tự giác tham gia các phong trào thi đua, tích cực dự thi giáo viên giỏi cấp trường và cấp huyện”. Những ghi nhận của các tập thể đối với cô giáo Thanh Nga càng khẳng định nhận xét của thầy Lý Hà. 5 năm học liền, từ niên khóa 2010 – 2011 đến 2014 – 2015, cô Thanh Nga đều đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” cấp cơ sở và 3 năm học (từ 2012 – 2015) cô là “Giáo viên giỏi” cấp huyện. Càng trân quý hơn, thời của kinh tế thị trường và công nghệ thông tin có tác động rất mạnh đến đời sống xã hội, các môn học xã hội hầu như bị người học xem nhẹ, thế nhưng cô Nga quyết đầu tư chất lượng giáo dục mũi nhọn bằng môn Địa lí. Thanh Nga dồn tâm huyết tích lũy tri thức, mày mò phương pháp giáo dục mới. Để học sinh thích học môn Địa lí, trước hết giáo viên phải trở thành “ngọn lửa” đam mê, trao truyền hấp dẫn đến các học sinh. Học sinh Cao Thị Huyền Thương lớp 9C chia sẻ: “Em không có năng khiếu nhiều nên lắm lúc em thấy rất chán nản việc học. Nhưng vào tiết học của cô Nga thì em rất có hứng thú vì bài dạy của cô giúp em đi sâu và hiểu thêm nhiều kiến thức thực tế.
Cô Nga dạy rất dễ hiểu, cô hướng dẫn chúng em phần lý thuyết ngắn gọn mà nhanh nhất, cách nhận định dạng bài, dạng biểu đồ hình cột, hình tròn hay hình miền, cách tính toán đổi đơn vị… từ đó biết phân tích đề”. Được nhà trường giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí, cô Thanh Nga luôn bám sát và chọn những học sinh thực sự yêu thích môn Địa lí ngay từ những năm lớp 6, 7, 8 để bồi dưỡng từ lớp dưới như người trồng cây chăm sóc một quá trình sinh trưởng. Cô thường xuyên bồi dưỡng kiến thức, khơi gợi sự hứng thú để các em chủ động tìm tòi, nâng dần kết quả học tập. Bốn năm học liên tục, từ năm 2011 đến nay, học sinh lớp 9 do cô Thanh Nga bồi dưỡng đã đoạt 1 giải nhì, 4 giải ba, 3 giải khuyến khích học sinh giỏi cấp tỉnh và 10 giải học sinh giỏi cấp huyện. Cô Nguyễn Thị Thanh Nga trở thành giáo viên có thành tựu giáo dục mũi nhọn môn Địa lí đứng đầu toàn huyện Đạ Tẻh, góp phần đáng kể vào những tiêu chí đạt được của ngành giáo dục huyện trong vùng 3 của tỉnh. Đồng nghiệp và phụ huynh học sinh ở Đạ Tẻh còn biết đến cô giáo Thanh Nga với thành tích công tác chủ nhiệm. Như đã nói, vốn là cư dân của vùng quê nghèo, cô Nga thấu hiểu nỗi khó khăn của nhiều hoàn cảnh gia đình học sinh. Vì vậy, để làm công tác chủ nhiệm tốt, cô thường xuyên gắn bó, quan tâm, gần gũi, động viên từng học sinh. Mặt khác, thường xuyên bám lớp, phối hợp với các tổ chức đoàn thể nhà trường, giáo viên bộ môn và phụ huynh để cùng chia sẻ và thực hiện những biện pháp phù hợp. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích rất đáng tự hào, tuổi trẻ vẫn còn những điều làm chúng ta day dứt, lo lắng; không ít bạn trẻ thiếu tự giác học tập, rèn luyện, sống thiếu lý tưởng cao cả để phấn đấu, không có niềm tin, không có sự định hướng một cách đúng đắn; có thói quen đua đòi, hưởng lạc, chạy theo những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội, mải mê theo đuổi những giá trị vật chất thấp kém, tầm thường mà quên đi trách nhiệm, nghĩa vụ lớn lao của mình đối với đất nước, nhân dân. Điều đó đang đòi hỏi chúng ta phải quán triệt và thấm nhuần sâu sắc hơn nữa những điều Bác dạy. Trong bối cảnh hội nhập và mở cửa hiện nay, đất nước đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn, do đó vai trò và trách nhiệm của tuổi trẻ lại càng vinh dự và nặng nề. Tương lai của đất nước, của dân tộc ta “có trở nên tươi đẹp được hay không,… có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không”; tất cả đang trông chờ vào tuổi trẻ, được quyết định bởi những suy nghĩ đúng đắn, những việc làm cụ thể của tuổi trẻ hôm nay. Vì vậy, hơn bao giờ hết tuổi trẻ cần thấm nhuần và quán triệt sâu sắc hơn nữa những lời Bác dạy; từ đó ra sức tu dưỡng, rèn luyện để “sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Đồng thời, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và toàn xã hội cần quan tâm chăm sóc, giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để tuổi trẻ phát huy tốt vai trò của mình, đúng như những điều Bác Hồ mong muốn.
Theo Báo Lâm Đồng
Nguồn: Báo Tầm Nhìn
Chưa có bình luận.
Từ khóa: