Những dấu hiệu có thai giả thường xảy ra ở những phụ nữ Trong cơ thể người mang thai giả, hay còn gọi là mang thai tưởng tượng lúc này, các thay đổi về nội tiết tố, các dấu hiệu thực thể đều diễn ra như mẹ mang thai bình thường dù kết quả đều âm tính. Thai kỳ giả. Trong vài trường hợp hiếm, vô kinh và là một cảm giác chủ quan của một số phụ nữ (thường có sẵn một rối loạn tâm thẩn) nghĩ rằng mình có thai mặc dù mọi kết quả đều âm tính.
Theo y văn, số phụ nữ mắc phải tình trạng này là hiếm, khoảng 1 – 6/ 22.000 ca sinh. “Tuy nhiên trong những năm gần đây tại BV Từ Dũ tiếp nhận 1 số trường hợp mang thai giả. Từ năm 2009 đến nay, có gần 20 trường hợp các chị phụ nữ đến khám thai, nhìn bên ngoài rất dễ nhầm là các chị này mang thai thật, bụng lớn như thai khoảng 7 – 8 tháng, hỏi ra thì có chị mất kinh vài tháng, có chị mất kinh gần 2 năm. Hầu hết các chị này đều khai có cảm giác thai máy, tăng cân, giai đoạn đầu cũng có cảm giác mệt mỏi, ốm nghén như thai thật. Đặc biệt một điều là tất cả đều đến khám lần đầu tiên kể từ khi mất kinh đến ngày khám. Khi được thông báo là không mang thai có chị tin lời bác sĩ nhưng cũng có chị không tin và vẫn nghĩ rằng mình đang mang thai.
Có những giải thích khác nhau về các triệu chứng này. Nhiều nhà khoa học nghĩ rằng những phụ nữ này có ước muốn mạnh mẽ được có thai và cũng từng biết những triệu chứng mang thai (qua những người thân hoặc bản thân từng trải). Khi sự khao khát quá nhiều làm mất cân bằng nội tiết trong cơ thể, sự mất cân bằng nội tiết này thường xảy ra sau căng thẳng, lo lắng và mang niềm tin rằng mình đang mang thai. Cơ chế sinh học về những thay đổi trong cơ thể ở những người mang thai giả do ảnh hưởng của yếu tố tâm lý lên trục hạ đồi – tuyến yên- thượng thận nên gây táo bón, tăng cân và sôi ruột.
Để tránh hiện tượng mang thai giả, các chị em khi có dấu hiệu như trễ kinh, nghén thì nên đến cơ sở y tế khám để được các bác sĩ chẩn đoán xác định nhờ vào khám lâm sàng, xét nghiệm beta hCG (đặc trưng cho thai kỳ) và siêu âm”- Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hà (Phó Khoa sàn A – Bệnh viện Từ Dũ, TPHCM).
Các nguyên nhân thường gặp nhất làm các test dương tính giả? Âm tính giả?
Với các kỹ thuật miễn dịch hiện tại, chỉ có các khối u tiết hCG, tán huyết, hoặc tăng lipid máu mới cho kết quả dương tính giả. Dĩ nhiên, các sai sót trong khâu dán nhãn hoặc tiến hành xét nghiệm cũng có thể xảy ra. Các test âm tính giả thường thấy khi thai kỳ dưới ngưỡng nhạy của test.Trong đa số trường hợp; một test âm tính giả gặp trong một thai kỳ bình thường giai đoạn sớm mặc dù trứng hư hoặc thai ngoài tử cung cũng có thể cho kết quả âm tính giả. Giải thích hiện tượng mang thai giả và các test dương tính, âm tính giả
Lịch sử đã ghi nhận nhưng ca mang thai giả
Hippocrates đã mô tả tình trạng mang thai giả từ khoảng 300 năm trước công nguyên, ông đã ghi nhận12 trường hợp phụ nữ mang thai giả. Nữ hoàng Anh Mary I (1516 – 1558) có lẽ là trường hợp mang thai giả nổi tiếng nhất ở lịch sử phương tây.
Triệu chứng
Những triệu chứng và dấu hiệu của mang thai giả tương tự như mang thai thật và thường thì khó phân biệt giữa hai nhóm này. Những triệu chứng như mất kinh, nghén, ngực lớn và tăng cân đều có thể xảy ra. Ngay cả những chuyên gia y tế cũng có thể chẩn đoán nhầm nếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng kể trên. Dấu hiệu chẩn đoán mang thai giả là tất cả bệnh nhân tin rằng họ đang mang thai. Triệu chứng thường gặp nhất của mang thai giả là bụng to lên (60 – 90%). Bụng to lên kiểu giống như mang thai. Bụng của những người này sẽ nhỏ lại như bình thường sau khi gây mê. Triệu chứng thường gặp thứ hai là rối loạn kinh nguyệt (50 – 90%).
Cảm giác thai máy cũng gặp khá nhiều (50 – 75%). Những triệu chứng khác như rối loạn tiêu hóa, vú căng hoặc thậm chí có tiết dịch ở vú, đau bụng.
1% trường hợp có dấu hiệu chuyển dạ giả: đau bụng từng cơn như chuyển dạ thật. Chuyển dạ giả xảy ra vào thời điểm được cho là thai đủ tháng.
Giải thích hiện tượng mang thai giả và các test dương tính, âm tính giả
Bài liên quan: Nồng độ hCG cho ta biết rất nhiều điều về bất thường, tuổi thai hCG là gì?
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.