Chủ Nhật, 27/03/2022 | 16:38

Giác hơi: nguồn gốc, sự phát triển, các kỹ thuật giác hơi

Liệu pháp giác hơi hay còn gọi là hỏa quán liệu pháp, là một trong những phương pháp trị liệu có lịch sử lâu đời từ Trung Quốc. Liệu pháp giác hơi là phương pháp trị liệu không bằng thuốc khá độc đáo, hiệu quả đáng tin cậy, được lưu truyền và ứng dụng rộng rãi trong dân gian.

Thời cổ đại, người ta còn gọi Liệu pháp giác hơi là giác pháp bởi vì thời ấy, người ta thường lấy mảnh sừng của động vật để làm công cụ chữa trị. Những ghi chép cổ xưa nhất về “giác pháp” được tìm thấy trong quyển “Thập ngũ nhị bệnh phương” của Trường Sa Mã Vương Đôi Xuất Thổ ở Hồ Nam, trong đó có ghi chép về việc dùng giác pháp để chữa trị bệnh trĩ. Trong quyển “Trửu hậu phương” của Cát Hồng vào đời Tấn cũng có ghi chép về việc dùng sừng thú để chế thành các dụng cụ có dạng hình lọ, dùng để hút máu mủ độc hại trong cơ thể ra ngoài.

Đến đời Đường trong quyển “Ngoại trị mặt yếu” của Vương Đạo có ghi chép về tác dụng của các lọ được làm bằng trúc và phương pháp giác hơi bằng hơi nước sôi, ngoài ra còn có ghi chép về phương pháp cắt máu giác hơi.

Việc bố trí Thái Y Thự đời Đường là chia học sinh thành các phân khoa, trong đó “giác pháp” là một môn học độc lập được xếp vào một khoa riêng với thời gian học chế định là ba năm. Từ đó có thể thấy, liệu pháp “giác hơi” vào đời Đường đã phổ cập và thịnh hành như thế nào.

Đường Thận Vi vào đời Tống trong quyển “chứng loại bản thảo” đã đề lờ loét ở lưng, da đầu cùng nhiều chứng ung mủ khác. Ngoại khoa minh Tông và Ngoại khoa khải thực của đời Minh lại càng ghi chép tường tận hơn về “giác pháp”, trước sau đều đều nhắc đến việc dùng ống tre nung thuốc để ứng dụng trong lâm sàng.

Đến đời Thanh thì Liệu pháp “giác hơi” đã đạt được một bước phát triển mới trên tất cả các phương diện. Trong quyển “Y tông kim giám” đã chứng minh rằng việc dùng thuốc và Liệu pháp “giác hơi” kết hợp chặt chẽ với nhau, ghi chép một cách chuyên môn rằng, trước tiên dùng kim châm, kế đến dùng trung thảo được làm nóng ống giác hơi, sau đó đem giác hơi lên chỗ đã châm.

Sách “Bản thảo cương mục thập di” lại càng lý luận và ghi chép rõ ràng hơn đối với Liệu pháp “giác hơi”, liệt hẳn vào một chương riêng có tên là “Hỏa khí quán”. Trong đó, ghi chép rất rõ ràng chính xác về hình dạng của ống giác hơi, phạm vi ứng dụng của giác hơi, xuất xứ của Liệu pháp “giác hơi”, kích thước ống giác hơi, những chứng bệnh thích hợp dùng Liệu pháp “giác hơi” để chữa trị và phương pháp sử dụng giác hơi.

Sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập, cùng với sự nghiệp phục hưng của ngành châm cứu, phạm vi ứng dụng của liệu pháp “giác hơi” ngày càng mở rộng, (châm quán hợp dụng, cứu quán hợp dụng, dược quán bính dụng đều được ứng dụng rộng rãi trong lâm sàng), đã xuất hiện các dụng cụ giác hơi bằng điện, bằng từ hiện đại hóa như máy trị liệu giác hơi kinh huyệt điện động, máy bấm huyệt tự động bằng tia hồng ngoại…)

Giác hơi: nguồn gốc, sự phát triển, các kỹ thuật giác hơi
Giác hơi: nguồn gốc, sự phát triển, các kỹ thuật giác hơi

Phương pháp giác hơi ngày càng trở nên phong phú và hiện đại hơn, có thể dùng để chữa trị nhiều chứng bệnh thuộc nhiều khoa khác nhau như nội, ngoại, phụ khoa, nhi khoa, ngũ quan, da liễu, thần kinh…Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, Liệu pháp giác hơi cũng ngày một mới mẻ hơn, ngày một phát triển hơn, ngày một cống hiến nhiều hơn cho sức khỏe nhân loại.

Hiện nay giác hơi cũng như đa số liệu pháp và ngành y học thay thế đều được cộng đồng y khoa học và y học lâm sàng xếp vào giả khoa học.

Các kỹ thuật giác hơi

Khi giác hơi, dùng lửa đốt vào lòng ống giác để cháy hết không khí, sau đó úp nhanh vào các bộ phận, huyệt vị trên cơ thể: có thể sử dụng bông tẩm cồn rồi bỏ vào ống giác, trong khi lửa vừa cháy, úp nhanh ống giác vào chỗ giác; hoặc dùng panh kẹp bông tẩm cồn đốt cháy rồi hơ nhanh vào lòng ống giác, rút panh ra và úp ống giác vào chỗ định giác.

Ngoài ra, có thể úp ống vào nước đang sôi sau đó nhanh tay dùng khăn sạch nhấc lên, thấm khô miệng ống và úp nhanh vào chỗ giác.

Bên cạnh đó, có nhiều kiểu giác hơi như:

+ Úp ống giác rồi bỏ ra ngay;

+ Úp ống rồi để ống giác nguyên tại chỗ 15 – 20 phút;

+ Trước khi úp ống giác, dùng kim châm rồi úp ống giác vào 15-20 phút;

+ Úp giác để hút mủ;

+ Úp ống giác rồi kéo dài tạo thành vệt;

+ Dùng kim châm vào huyệt, sau đó rút kim ra ngay, chụp ống giác vào để hút máu ra…

Tùy theo những chứng bệnh cụ thể để lựa chọn phương pháp giác hơi phù hợp.

Giác hơi: nguồn gốc, sự phát triển, các kỹ thuật giác hơi

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Vận động viên Mỹ dự Olympic chữa bệnh bằng giác hơi

+ Có bao nhiêu phương pháp giác hơi hiện nay, công dụng của giác hơi

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook