Có bao nhiêu phương pháp giác hơi hiện nay, công dụng của giác hơi
Liệu pháp “giác hơi” còn gọi là hỏa quán liệu pháp, có lịch sử lâu đời của Trung Quốc, hình thành và phát triển dần trong quá trình đấu tranh trường kỳ với bệnh tật. Thời cổ đại, người ta còn gọi Liệu pháp “giác hơi” là “giác pháp” bởi thời ấy, người ta thường lấy mảnh sừng của động vật để làm công cụ chữa trị. Trải qua nhiều thế kỷ, giác hơi ngày nay là một phương pháp chữa bệnh trong Đông y, được áp dụng hiệu quả đối với những bệnh nhân không chịu được châm cứu và khó thích ứng thuốc.
Giác hơi là liệu pháp y học thay thế dùng áp suất trong một dụng cụ giác gọi là ống giác nhằm gây sung huyết tại chỗ để giải độc cơ thể, tan ứ, giảm đau, lưu thông khí huyết, phòng và trị một số chứng bệnh.
Dụng cụ giác hơi
Những dụng cụ thường dùng để giác hơi:
+ Ống giác (có thể là ống nứa, ống thủy tinh, lọ nhỏ hoặc cốc nhỏ);
+ Nguyên liệu và các vật dụng tạo nhiệt và áp trong ống giác (bông, nước ấm, cồn…)
Các phương pháp giác hơi hiện nay:
Giác hơi “khô”:
Phương pháp này thực hiện bằng cách đun nóng bên trong cốc bằng que lửa, đốt cồn, thảo mộc, giấy. Khi lửa tắt thì người giác hơi nhanh chóng úp cốc vào da người bệnh, khi không khí bên trong nguội đi sẽ tạo ra áp suất âm để kéo da vào bên trong cốc.
Giác hơi “khí”:
Đây là phương pháp giác hơi thay vì sử dụng một ngọn lửa để đốt, cốc giác được áp lên da và hút không khí trong cốc bằng một bên bơm chuyên dụng để tạo ra chân không.
Giác hơi “ướt”:
Giác hơi bằng cách này sẽ kết hợp chích lể da trước khi đặt cốc giác. Khi cốc giác được áp vào da và da được hút lên, một lượng nhỏ máu có thể chảy ra từ vị trí chích với tác dụng giúp loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể.
Công dụng của phương pháp giác hơi
Đầu tiên, giác hơi được dùng để hút mủ ở mụn nhọt. Theo quan điểm của đông y, do dùng nhiệt và sức hút, nên giác hơi thường được dùng để chữa các chứng bệnh do hàn lạnh gây ra như: đau bụng, đau lưng, đau vai, đau gáy, đau cổ, đau xương khớp… Dưới tác dụng của nhiệt và sức hút của chân không tại những vị trí da trên cơ thể úp ống giác có phản ứng xung huyết, nhờ đó có tác dụng chữa một số chứng bệnh.
Ngoài ra, giác hơi còn được dùng để giảm béo. Dưới tác dụng của nhiệt và sức hút của chân không sẽ giúp tăng cường chuyển hóa và phân giải mỡ trong cơ thể.
Những người không nên giác hơi
+ Người bệnh đang bị sốt, sốt cao, co giật không được chỉ định giác hơi
+ Bệnh nhân tiền sử bệnh tim, thận, phổi
+ Người bệnh có các tổn thương trên da tại vùng giác hơi như trầy xước, viêm da, các bệnh da liễu như lang ben, hắc lào, chàm, vẩy nến…
+ Người cao tuổi khi lớp da và cơ quá mỏng, dễ xảy ra biến chứng khi giác hơi
+ Trẻ em dưới 4 tuổi
+ Bệnh nhân rối loạn đông cầm máu, đang bị xuất huyết, số lượng tiểu cầu thấp, ung thư máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu
+ Tiền căn có huyết khối tĩnh mạch sâu
+ Bệnh nhân phù toàn thân
+ Bệnh nhân ung thư di căn
+ Các bệnh lý tâm thần như động kinh, suy nhược thần kinh…
+ Người đang say rượu, quá mệt mỏi, ăn quá no hoặc quá đói…
Yhocvn.net
+ Tẩm quất giác hơi: Chuyện xưa chưa cũ
+ Vận động viên Mỹ dự Olympic chữa bệnh bằng giác hơi
Chưa có bình luận.