Chủ Nhật, 12/03/2017 | 05:17

Ghép tạng là một trong mười thành tự khoa học lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ XX. Ghép tạng cho phép thay thế một tạng của cơ thể bị bệnh bằng một tạng khác khỏe mạnh, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, nhất là chất l­ượng cuộc sống. Tuy nhiên đằng sau ngành khoa học kỹ thuật cao này có nhiều bí mật mà không phải ai cũng biết.

1. Mọc ra tạng mới

Trường hợp cô bé Angel Burton người Anh, 8 tuổi cực kỳ hy hữu. Cô bé bị suy thận nặng đến mức các bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật. Điều làm kinh ngạc ngay cả các bác sĩ là khi mổ ra họ thấy Angel có tới 4 quả thận, 2 quả thận mới khỏe mạnh mọc ra chồng lên 2 quả thận cũ đang hư hỏng, chúng hoạt động độc lập với nhau. Cơ thể bé Angel Burton đã “tự chữa khỏi bệnh” cho chính cơ thể mình. Đây là hiện tượng thận kép trong y học, nó chỉ xuất hiện ở 1% dân số.

2. Cơ chế thải ghép

Sau ghép tạng, tất cả người bệnh thường được sử dụng thuốc chống thải ghép suổt đời để duy trì sự sống cũng như hoạt động của bộ phận cấy ghép. Mặc dù người cho và người nhận tạng đều có chỉ số sinh học tương đồng nhất, nhưng mỗi một cơ thể có một hệ thống miễn dịch khác nhau. Có người bệnh sau cấy ghép hệ miễn dịch không tiếp nhận cơ quan mới dẫn tới hư hỏng tạng ghép, thậm chí dẫn tới tử vong.

3. Nguy cơ nhiễm bệnh cao

Một trong những căn bệnh mà người ghép tạng có nguy cơ mắc phải là bệnh tiểu đường. Sau ghép tạng, người bệnh thường phải dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch suốt phần đời còn lại của mình, đây lại là một nguy cơ cho các bộ phận cơ thể khác. Khi hệ thống miễn dịch bình thường bị suy yếu, người bệnh dễ bị nhiễm bệnh hơn, nhất là các bệnh thông thường như cảm lạnh, cảm cúm…

Đối với các thuốc có tác dụng ức chế hệ miễn dịch trong ngành ghép tạng có thể gây ra các phản ứng phụ, làm người bệnh mất ngủ, thần kinh kích động, rậm lông, phù nề, tăng huyết áp, hay gây ra bệnh tiểu đường…. Trong những trường hợp này việc ngưng sử dụng thuốc là không thể.

4. Nạn buôn bán nội tạng

Ngay khi ngành ghép tạng ra đời, đã xuất hiện những nhu cầu về nguồn tạng ghép. Theo ước tính việc buôn bán nội tạng, hầu hết là bất hợp pháp, có giá trị hàng tỷ USD mỗi năm.

Trong đó nổi bật nhất nhưng vẫn chưa được nhiều người biết đến là nguồn nội tạng đến từ Trung Quốc. Với số lượng nội tạng tại Trung Quốc tăng đột biến sau cuộc đàn áp học viên Pháp Luân Công dưới lệnh của ông Giang Trạch Dân.

Hệ quả việc mổ cướp nội tạng sống của chính quyền Trung Quốc dưới thời Giang Trạch Dân đối với các học viên Pháp Luân Công là đã tạo ra một thị trường nội tạng đen không thể kiểm soát. Càng ngày càng có nhiều vụ bắt cóc người để khai thác nội tạng ngay tại Trung Quốc và các nước có chung đường biên giới như Việt Nam.

5. Ghép tạng ghép cả linh hồn

Nói ghép tạng, các vấn đề thường được ưu tiên bàn luận sẽ là thời gian chờ tạng, chi phí, tỉ lệ đào thải và số năm kéo dài cuộc sống… Nhưng có một hiện tượng ít được nhắc tới, đó là “sự thay đổi nội tâm” của bệnh nhân.

Cùng với những thay đổi trên cơ thể, người nhận mô ghép dường như cũng kế thừa cả những đặc điểm linh hồn của những người hiến tạng.

Khá nhiều trường hợp ghi nhận thấy có sự thay đổi cơ bản ở bệnh nhân ghép tạng, mà người ta cho rằng đó là được “truyền” sang từ người cho bộ phân tạng đó: tính tình thảy đổi, sở thích đọc sách, chơi thể thao đã thay đổi, thậm chí có trường hợp thực sự cảm thấy như thể sống trong một cơ thể khác, hay là có một người nữa cùng tồn tại trong thân xác.

Trong một số trường hợp hiện tượng này xuất hiện rõ ràng, bệnh nhân cảm thấy “giống như người lạ trong cơ thể mình“. Một bệnh nhân ghép gan thay đổi một cách đáng kinh ngạc sau phẫu thuật, cô mong được uống một cốc bia lớn dù trước đây chưa từng sử dụng đồ uống có cồn. Trước khi phẫu thuật, cô là một tín đồ âm nhạc cổ điển nhưng sau đó cô lại thích nhạc rap, điều mà cô không thể tưởng tượng được trước đây. Bây giờ cô có cảm giác như có người lạ bên trong cơ thể mình.

Một bệnh nhân nam giấu tên đã nói: “Tôi cảm thấy như ca phẫu thuật cấy ghép đã bàn giao cơ thể tôi cho một linh hồn khác – những cảm xúc của tôi, cách tôi hành động, cách tôi cảm nhận cuộc sống, suy nghĩ của tôi, mong muốn của tôi, tất cả đều thay đổi, cứ như có hai linh hồn sống trong tôi“. Người thân của ông thấy rằng ông không còn nhân cách, tính cách, thói quen và sở thích của chính mình. Vậy là các bệnh nhân cấy ghép có thể tiếp tục sống sau phẫu thuật nhưng người nhà hay thậm chí chính họ có thể không nhận ra nổi tính cách của mình.

Thiên Nhẫn tổng hợp

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook