Những người sử dụng thang cuốn tại một trong những ga tàu điện ngầm nhộn nhịp nhất tại London gần đây đã phải đối mặt với một quy định khá kì quặc: Tất cả mọi người phải đứng yên.
Nguyên tắc vàng khi sử dụng thang cuốn lúc đông người: Đứng yên ở một phía, và phía còn lại dành cho người đi bộ. Tuy nhiên những người sử dụng thang cuốn tại một trong những ga tàu điện ngầm nhộn nhịp nhất tại London gần đây đã phải đối mặt với một quy định khá kì quặc: Tất cả mọi người phải đứng yên.
Các quan chức cho rằng điều này sẽ khiến cho ga hoạt động hiệu quả hơn. Nhưng bằng cách nào?
Và bạn sẽ phải ngớ người bởi cách giải thích của tạp chí The Guardian. Nó nghe có vẻ chẳng logic tí nào, nhưng rõ ràng vẫn có cái lý của mình.
Giao thông tại London đang đạt con số cao kỉ lục về lượng hành khách, khiến cho vài ga tàu (cụ thể là những ga lâu năm và lạc hậu) trở nên chất kín người vào giờ cao điểm. Thang cuốn bỗng trở thành một nút cổ chai khi tất cả mọi người bị nhét vào một lối đi chật hẹp như vậy, do đó bạn sẽ cho rằng để cải thiện việc tắc nghẽn thì hãy ưu tiên những người di chuyển nhanh đi trước vượt qua những người ít di chuyển.
Nhầm hoàn toàn! Tất cả đều đến từ hai yếu tố: Hành khách phải đi lên/xuống bao nhiêu bậc thang, và bao nhiêu hành khách có ý định làm việc này. Nếu có quá nhiều người tìm cách đi bộ trên những thang cuốn rất dài, thì sự tắc nghẽn sẽ càng tồi tệ hơn. Lấy ví dụ thang cuốn cao tới 25m tại ga Holborn, London.
Một nghiên cứu vào năm 2002 về công suất thang cuốn của các hệ thống ngầm cho thấy với những thang như tại ga Holborn, với độ cao vào khoảng 25m, chỉ khoảng 40% số hành khách có ý định leo bộ hết những thang cuốn này. Bằng cách khuyến khích lựa chọn này của hành khách, cục vận tải London đã khiến công suất của các thang cuốn giảm đi một nửa, và tạo ra lượng người đông hơn hẳn ở hàng chờ, khiến mọi thứ đều chậm lại. Hơn nữa, bởi hầu như ai cũng muốn có được một không gian rộng rãi xung quanh mình – một hiện tượng được giải thích bởi chuyên gia nghiên cứu đám đông John J Fruin với tên gọi “hình elip người”, nghĩa là hầu hết mọi người đều không muốn có người đứng cạnh, hay ở ngay bậc thang ngay trên hoặc dưới mình – bởi vậy công suất lý thuyết lại tiếp tục giảm đi một nửa.
Dữ liệu mô hình hóa cũng đã củng cố thêm rằng: Nếu tất cả mọi người di chuyển với cùng tốc độ (đi tới thang cuốn, chứ không phải đi trên thang cuốn), thì sẽ có thêm 31 người có thể đi lên thang mỗi phút.
Bạn đã tạm tin? Ngay cả nó có hiệu quả thực sự, về lý thuyết, thì thử thách còn nằm ở việc khiến cho những hành khách bận rộn kia đồng ý với mình. Nhật Bản cũng từng đưa ra một chính sách tương tự gọi là “Đừng đi, hãy đứng yên ở chỗ bạn muốn.” Thử nghiệm tại London, thực ra, vốn lấy cảm hứng từ Hongkong, nơi mà hành khách được gửi thông điệp rằng đứng yên sẽ là tốt nhất cho sự an toàn của bạn. Hệ thống này cho rằng đã thấy được sự thuyên giảm của tai nạn. Nhưng loại thông điệp nào sẽ có hiệu quả tại London? Cục vận tải London vẫn hoàn toàn mù mờ.
Trong một cuộc thử nghiệm kéo dài ba tuần, các nhân viên ga tàu tại London đã phải lên tiếng nhắc nhở các hành khách của mình để họ đứng yên trên thang cuốn, nhưng một kế hoạch lớn hơn sẽ được thực hiện nếu thử nghiệm này được kéo dài lâu hơn:
Tay vịn và bậc của thang cuốn sẽ được sơn màu khác, và phía bên trái bậc thang sẽ được sơn thêm hình những bàn chân. Và để thay thế nhân viên bằng người thật, một hình phát ba chiều sẽ được chiếu lên để nhắc nhở mọi người đứng yên ở cả hai bên thang cuốn.
Mặc dù lý do an toàn có vẻ xuôi tai, nhưng có lẽ điều này sẽ chẳng bao giờ có thể xảy ra được ở những nơi như New York. Họ chẳng thể bắt bạn dừng đi bộ được, phải không? Nó có thể được áp dụng tại nơi khác, những chắc chắn không phải tại Mỹ.
Theo Gizmodo.
Nguồn: GenK
Chưa có bình luận.