Thứ Tư, 10/01/2018 | 05:05

Rất nhiều nguyên nhân dưới đây khiến thai phụ sinh non. Có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Vậy đối tượng nào có nguy cơ cao sinh non?

Yếu tố nguy cơ là một trong những dấu hiệu để bác sĩ và thai phụ lưu ý để đảm bảo quá trình mang an toàn tránh sinh non. Nhưng ngay cả những mẹ bầu không có yếu tố nguy cơ nào vẫn có thể sinh non. Theo thống kê phụ nữ da đen có nguy cơ sinh non cao hơn những phụ nữ khác. Nhưng bất cứ phụ nữ mang thai nào đều có thể bị sinh non.

Vậy làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ sinh non?

Những đối tượng có nguy cơ sinh non?

+ Thai phụ từng sinh non;

+ Thai phụ song thai hoặc đa thai;

+ Thai phụ có khoảng thời gian giữa 2 lần mang thai ít hơn sáu tháng;

+ Thai phụ thụ tinh ống nghiệm;

+ Thai phụ mắc các vấn đề của tử cung, cổ tử cung hoặc nhau thai;

+ Thai phụ hút thuốc lá hoặc sử dụng ma túy;

+ Thai phụ dinh dưỡng kém;

+ Thai phụ không đạt đủ cân nặng trong thai kỳ;

+ Thai phụ mắc một số bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là của nước ối và đường sinh dục dưới;

Những trường hợp nào bị sinh non

+ Thai phụ mắc một số bệnh mạn tính chẳng hạn như cao huyết áp và tiểu đường;

+ Thai phụ thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai;

+ Thai phụ có cuộc sống cơ cực, căng thẳng, tâm lý nặng nề;

+ Thai phụ đã từng sẩy thai hoặc phá thai nhiều lần;

+ Thai phụ bị chấn thương.

Nguyên nhân đẫn đến sinh non

Bất thường về ối

Màng ối là môi trường sống bao quanh thai nhi ở trong bụng mẹ. Nó giúp thai nhi hấp thụ oxy mà không cần phải thở. Khi màng ối bất thường cũng tức là môi trường sống của thai bị đe dọa, dẫn đến hiện tượng sinh non. Các vấn đề màng ối mẹ có thể gặp trong thai kì là: vỡ ối non, đa ối, viêm màng ối,…

Nhau thai

Nhau thai được coi là “trạm trung chuyển” chất dinh dưỡng từ mẹ qua dây rốn sang thai nhi. Khi mẹ bầu mắc các biến chứng về bánh nhau như: nhau bong non, nhau tiền đạo, thiểu năng nhau, nguồn dưỡng chất cung cấp cho thai bị đe dọa khiến thai nhi sinh sớm hơn dự tính.

Đa thai

Những thai phụ mang song hoặc đa thai thường có thời gian thai kỳ ít hơn những người khác. Thời gian mang bầu trung bình là 280 ngày, song thai là 261,5 ngày, tam thai là khoảng 246,5 ngày.

Dị dạng thai nhi

Ngoài ra, những thai nhi dị dạng như thai vô sọ, không có thận, hay bất thường về nhiễm sắc thể, nhiễm trùng,.. dễ đẻ non hơn thai bình thường.

Các bệnh lý từ mẹ

Dù có đến 50% ca sinh non không xác định được nguyên nhân, nhưng với 50% nguyên nhân còn lại có thể xác định được, mẹ bầu cũng có thể hiểu thêm về lý do đưa đến tình huống không mong đợi này. Trong đó, bao gồm cả các bệnh lý trên cơ thể như mẹ bị mắc bệnh u xơ tử cung, viêm gan siêu vi B, viêm thận, sốt, Rubella, bệnh tim, tiểu đường, thiếu máu nặng, cường giáp, mẹ thiếu cân, nhiễm trùng đường sinh sản, đa thai, nhiễm trùng ối, tiền sản giật v.v…

Các dị tật ở tử cung

Dị tật tử cung là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến thai nhi có nguy cơ sinh sớm hơn 38 tuần tuổi, bao gồm: hở eo tử cung, tử cung bất thường, cổ tử cung hé mở thường gặp ở thai phụ có tiền sử sinh non hay hơn 1 lần sẩy thai sau khi thai nhi được 3 tháng tuổi, cổ tử cung ngắn v.v…

Tiền sản giật, hội chứng HELLP

Nếu mẹ bầu có tiền sử sinh non, sảy thai thì có nguy cơ tái phát lên tới 25 – 50% trong lần mang thai tiếp theo. Còn nếu thai phụ đang mắc phải một biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, hội chứng HELLP (biến thể của tiền sản giật), ứ mật thai kỳ,.. thì mẹ hãy theo dõi thai kỳ một cách cẩn thẩn đề phòng sinh non

Thiếu vitamin B9

Một nghiên cứu tiến hành ở Pháp đã phát hiện ra rằng bổ sung vitamin B9 trước khi mang thai 1 năm sẽ giúp giảm 50% nguy cơ sinh non. Theo đó, khi theo dõi 35.000 phụ nữ không dùng và có dùng vitamin B9 trước thai kỳ khoảng 1 năm đã cho thấy, nhóm thai phụ sử dụng hợp lý vitamin này sẽ giảm được 70% nguy cơ sẩy thai trong giai đoạn từ tuần 20 đến tuần thứ 28 và giảm 50% nguy cơ sinh non ở tuần 28 – 32.

Quá trình vôi hóa, tích tụ canxi của màng bào thai. ĐH Yale (Mỹ) đã có một đột phá quan trong trong việc giải thích những bí ẩn của sinh non, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật vĩnh viễn ở trẻ sơ sinh. Trưởng nhóm nghiên cứu Lydia Shook cho biết: “Nước ối có tiềm năng hình thành các hạt nano và cặn canxi gây tồn động và gây vôi hóa màng bào thai, làm vỡ màng nước ối ở thai phụ dẫn đến tình trạng sinh non”.

Các nguyên nhân khác

Điều kiện sống thai phụ

Điều kiện sống tác động rất lớn tới sự phát triển của thai nhi. Khi mẹ bầu có một cuộc sống vất vả, làm việc nặng nhọc, môi trường độc hại hay dinh dưỡng kém đều là nguyên nhân dễ dẫn tới đẻ non. Đặc biệt là trong trường hợp, mẹ bị thiếu vitamin B9. Một nghiên cứu ở Pháp đã chứng minh được rằng, khi thai phụ sử dụng đầy đủ vitamin B9, nguy cơ sinh non sẽ giảm 50%.

Một yếu tố nguy hại nữa là những thói quen không tốt của mẹ, bao gồm: hút thuốc, uống rượu, thường xuyên quan hệ tình dục không đúng cách, không đi khám thai đầy đủ,… đều tiềm ẩn nguy cơ sinh thiếu tháng cao.

Tâm trạng của thai phụ

Những mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, bị stress, chịu nhiều áp lực công việc, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone tuyến thượng thận tác động lên tử cung và ảnh hưởng tới hệ thần kinh, dẫn đến sinh non. Điều này đã được chứng minh qua một cuộc nghiên cứu ở Đan Mạch, những mẹ bầu bị stress trong 6 tháng trước thời gian mang thai sẽ có khả năng sinh non lên tới hơn 50% khi thai nhi chưa đến 33 tuần.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook