Thứ Bảy, 07/09/2019 | 19:57

Định hướng đào tạo điều dưỡng chuyên khoa, phạm vi hành nghề điều dưỡng tới năm 2025

Điều dưỡng là lực lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc ỵ tế nhiều nhất, thường xuyên nhất và liên tục nhất, đẩu tiên và cuối cùng. Vì vậy, tăng cường năng lực cho điều dưỡng sẽ tác động trực tiếp tới việc an toàn người bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và sự hài lòng của người bệnh. Điều dưỡng ngày nay đã phát triển thành ngành học đa khoa có nhiều chuyên khoa. Dựa trên khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới trình độ của điểu dưỡng tối thiểu là cao đẳng, Việt Nam đã có chính sách tiến tới cao đẳng hóa trình độ điều dưỡng vào năm 2025. Một số nước Châu Á như Thái Lan, Hàn quốc, Philippines đã thực hiện đại học hóa nhân lực điểu dưỡng nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc điểu dưỡng tại bệnh viện và cộng đổng. Các mô hình đào tạo điều dưỡng chuyên sâu và chuyên khoa gổm ba mô hình chính:

+ Đào tạo chuyên gia điểu dưỡng lâm sàng (Clinical Nurse Specialists -CNS): tương đương thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành điều dưỡng. Việc đào tạo chuyên gia điều dương lâni sàng (CNS) đặc biệt đào tạo điều dưỡng thực hành – Nurse Practitioner (NP) đã dẫn đến việc mở rộng phạm vi hành nghề điều dưỡng trong việc khám nhận định nhu cầu chăm sóc, đưa ra các quyết định chăm sóc, tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh, thực hiện các nghiên cứu điểu dưỡng và hướng dẫn chuyên môn lâm sàng cho điều dưỡng.

+ Đào tạo điều dưỡng chuyên khoa cấp chứng chỉ gồm: các chuyên ngành như điểu dưỡng cấp cứu, ICU, điều dưỡng phòng mổ, điều dưỡng nhi, điểu dưỡng tâm thần, điều dưỡng ngoại, điều dưỡng cơ xương khớp… Thời gian đào tạo từ 6 – 12 tháng. Các trường và các bệnh viện của trường đại học có đủ điều kiện thực hiện đào tạo. Tuy nhiên việc đánh giá công nhận điều dưỡng chuyên khoa do các tổ chức độc lập như Hội đồng điều dưỡng hoặc Hội nghề nghiệp xây dựng tiêu chuẩn, tổ chức kiểm tra và công nhận điều dưỡng chuyên khoa của từng chuyên ngành.

+ Đào tạo điểu dưỡng nâng cao (Advance Nurse): Nội dung đào tạo tập trung vào một số lĩnh vực chăm sóc như: chăm sóc vết thương, chăm sóc bàn chân, chăm sóc người bệnh tiểu đường, chăm sóc cuối đời, chăm sóc loét tỳ đè, chăm sóc người bệnh rối lọan chức năng nuốt… Hình thức đào tạo này nhiều nước giao cho cac hội nghề nghiệp tổ chức đào tạo, kiểm tra đánh giá và công nhận.

+ Khuyến nghị: chuyên ngành cơ xương khớp sớm xây dựng chương trình, tài liệu chuẩn và tổ chức đào tạo điều dưỡng chuyên khoa cơ xương khớp là điều kiện để bố trí điều dương làm việc tại các khoa cơ xương khớp và thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa.

Ths. Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hội Điều Dưỡng Việt Nam

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook