Chủ Nhật, 22/07/2018 | 10:32

Phương pháp kinh điển điều trị đau do ung thư

Sử dụng các loại thuốc giảm đau là yếu tố cơ bản để điều trị đau do ung thư. Tuy nhiên cần phải sử thuốc một cách đúng đắn; chúng có hiệu lực ở một tỷ lệ cao bệnh nhân. Người ta gợi ý nên điều trị theo ba bậc liên tiếp. Điều này đòi hỏi các thầy thuốc và các nhà săn sóc sức khỏe chuyên nghiệp phải học để biết sử dụng một số vị thuốc. Ba vị thuốc giảm đau kinh điển sủ dụng trong bậc thang này là asperin, codein và mocphin. Nếu cần thiết, có thể dùng những loại thuốc thay thế. Những loại này được khuyên nên chỉ dử dụng khi mà những vị thuốc thông dụng lạ không được dung nạp tốt ở một số bệnh nhân không sắn có dưới dạng uống ở mọi nước.

Bảng thang thuốc giảm đau để điều trị đau do ung thư

Đau

Bậc 1:

– Thuốc không có thuốc phiện

– Thuốc bổ trợ

Đau vẫn tồn tại hoặc tăng lên

Bậc 2:

– Thuốc phiện nhẹ

– Thuốc không có thuốc phiện

Thuốc bổ trợ

Đau tồn tại hoặc tăng tiếp

Bậc 3:

– Thuốc phiện mạnh

– Thuốc không có thuốc phiện

– Thuốc bổ trợ

Ở những bệnh nhân đau vừa, dùng những loại thuốc không có thuốc phiện như asperin, paracetamol hoặc một loại thuốc chống viêm không steroid đã là đủ.

Ở những bệnh nhân đau nặng vừa  nếu khi đã cho uống thuốc đều đặc các loại thuốc không có thuốc phiện mà chưa đủ làm giảm đau thì nên cho uống codein hay một loại thuốc có thuốc phiện nhẹ. Những loại thuốc không có thuốc phiện, đặc biệt là những loại thuốc chống viêm không steroid, hình như chỉ tác động vở ngoại vi bằng cách ứng chế hệ thống prosta-gladin, trong khi những loại thuốc có thuốc phiện thì lại tác động vào trung tâm bằng cách gắn vào những cơ quan nhận cảm giác đặc biệt với chúng. Sự khác biệt này dẫn đến việc phối hợp cả hai loại thuốc đó có một tác dụng cộng hưởng để làm giảm đau và chúng thường được dùng bằng cách phối hợp như vậy.

Ở những bệnh nhân đau nặng thì morphin – một loại thuốc có thuốc phiện nặng – là vị thuốc tốt nhất. Nó có chu kỳ bán hủy tương đối ngăn, tính chất dược động học (pharma-cocinestique) của nó có hình dải hẹp và thường là dễ dàng điều chỉnh cho đúng với liều chồng đau.

Điều trị đau do ung thư: Phương pháp kinh điển
Điều trị đau do ung thư: Phương pháp kinh điển

Những loại thuốc bổ trợ thường cũng cần thiết cho những bệnh nhân có cái đau thứ phát do có thương tổn vào thần kinh. Người ta đã chứng minh rằng nó có tác dụng cộng hưởng làm giảm đau  và nhiều công trình nghiên cứu có kiểm tra cho thấy rằng, ví dụ, amitriptylin có tác dụng thường hay được dùng cho những người ung thư vừa là tác nhân hóa trị liệu vừa là đế chống đau. Nhiều công trình nghiên cứu đa cho biết corticosteroit làm giảm đau ở những bệnh nhân có u chèn ép vào ngoài màng cứng tủy sống hoặc xâm nhiễm vào giây thần kinh và cả ở những bệnh nhân di căn vào xương.

Dựa vào kinh nghiệm lâm sàng phong phú và vào những công trình nghiên cứu có kiếm tra về các loại thuổc chống đau, một loạt những nguyên tắc quan trọng đã được nêu bật:

1, Liều thuốc giảm đau phải được xác định tùy theo sự cần thiết của mỗi một cá nhân. Liếu thuốc có hiệu lực để làm giảm đau thay đổi rất lớn tùy theo một bệnh nhân này hay môt bệnh nhân khác.

Liều đúng mực là liều đủ làm giảm đau trong một thời gian hợp lý, thường là bốn giờ hay hơn.. Những liều gọi là “quy định” hay “tối đa” chỉ dẫn ở trong những tập sách kinh điến chỉ được coi như là liều có ích lúc mới khởi đầu điều trị mà thôi, thường là phải tăng liều đó lên. Ngược lại với liều của các loại thuốc không có thuốc phiện, hoặc có ít thuốc phiện nhẹ, và phối hợp chủ vận đối kháng các thuốc có thuốc phiện (associations agonistes-antagonistes d’ opi-oide), liều của mocphin và các loại thuốc có thuốc phiện mạnh khác có thể sử dụng tăng lên vô hạn. Theo những cứ liệu đã được công bố thỉ hiếm khi một bệnh nhân lại phải cần hơn 200mg mocphin để uống cứ 4 giờ 1 lần. Phần lớn bệnh nhân chỉ cần 30mg hay ít hơn.

2, Cho thuốc bằng đường uống là tốt hơn cả.

Bằng uống thuốc, mọi hoạt động của bệnh nhân không bị hạn chế. Ngược lại, nếu phải dùng thuốc bằng ngoài đường uống bất buộc bệnh nhân phải nằm lại trong bệnh viện hay nằm tại nhà và cần thiết lại phải có thêm một người thứ ba nữa để chăm sóc.

Theo các cứ liệu cung cấp từ các nhà an dưỡng đường thì tương đối có ít bệnh nhân cần phải tiêm thuốc để làm hết đau cho tới hai hay ba ngày cuối cùng của đời họ. Đổi với một số bệnh nhân có nôn mà đau lại không thể nên được, thì điều trị bằng đường tiêm có thể là cần thiết. Nhưng cần nhớ rằng, khi bệnh nhân đã hết nôn, thường có thể trở lại điều trị bằng đường uống.

3, Phải tích cực điều trị chứng mất ngủ.

Đau thường tăng lên vào ban đêm và làm mất ngủ. Đó là nguyên nhân phụ làm bệnh nhân càng yếu thêm. Sử dụng liều mocphin vào lúc đi ngủ cao hơn là liều ban ngày , làm kéo dài giảm đau và tạo giấc ngủ ngon cho bệnh nhân.

4, Phải điều trị một cách hệ thống những tác dụng phụ của thuốc.

Những tác dụng phụ thông thường của các loại thuốc có thuốc phiện mạnh là táo bón, buồn nôn, phải được theo dõi và điều trị bằng các loại thuốc nhuận tràng và chống nôn. Hầu như tất cả mọi bệnh nhân được uống mocphin đều đặn cần được điều trị bằng thuốc nhuận tràng, và khoảng hai phần ba số họ cần được chống nôn. Song hiếm khi điều trị bằng các loại thuốc có thuốc phiện mạnh lại gây ra suy hổ hấp rõ rệt trên lâm sàng.

5, Những loại thuốc bố trợ là cần thiết cho một số bệnh nhân.

Đối với những bệnh nhân vẫn cứ trầm uất mặc dầu đã được chữa đau có kết quả và đối với những bệnh nhân đau do lạc đường vào (douleur par déafférentation) thì cần cho thuốc chống trầm uất (antidépresseur). Có thế chỉ định thuốc chữa lo âu (anxiolytique) cho những bệnh nhân rất lo âu. Các thuốc coctioosteroites các thuốc chống co giật (anticonvulsivants) và các thuốc an thần (neuroleptiques) có thể có ích trong một số trường hợp

6, Phải theo rõi cẩn thận tiến triển của bệnh.

Những bệnh nhân ung thư đã được điều trị bằng thuốc giảm đau, dù là loại thuổc có thuốc phiện hay không, đều cần phải được theo rõi sát sao để đảm bảo cho họ thoải mái tối ưu và chịu tác dụng phụ của thuốc tối thiểu. Đôi khi cần thiết phải định chỉnh lại việc điều trị ban đầu có khi chỉ sau đó vài giờ, thường thì là sau một hai ngày và bao giờ cũng là sau tuần lễ đầu. Việc theo rõi về sau thay đổi tùy theo tính chất cần thiết của người bệnh. Nếu đau trở lại thì phải thăm khám lại cẩn thận chứ không phải chỉ đơn thuần cho tăng thêm liều thuốc mặc dù điều đó thường là biện pháp đầu tiên cần sử dụng.

Nói tóm lại, điều trị cho những người ung thư bị đau bằng các loại thuốc giảm đau thường cho phép làm giảm nhẹ được thỏa đáng nỗi đau. Có rất nhiều chứng cứ để nói rằng phương pháp này có thể ứng dụng được dễ dàng cả ở những môi trường không chuvên khoa và thường là được sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân ung thư bị đau đớn mà không được lảm giảm nhẹ.

Bài liên quan: Bệnh ung thư: Những quan điểm sai lầm của người bệnh

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook