Thứ Năm, 21/07/2016 | 06:00

Sự cố môi trường tại miền Trung vừa qua cũng như trách nhiệm của Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa là mối quan ngại được nhiều đại biểu chia sẻ trong những ngày đầu kỳ họp Quốc hội.

Đề xuất lập Uỷ ban giám sát dự án Formosa

Cá chết hàng loạt ở miền Trung trong tháng 5 là hệ quả ô nhiễm từ dự án Formosa. 

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng việc thành lập một uỷ ban lâm thời của Quốc hội là cần thiết để giám sát dự án tai tiếng này. Miền Trung xoay xở giữ chân du khách sau sự cố Formosa / Bộ trưởng Tài nguyên & Môi trường: Formosa tự ý thay đổi công nghệ xử lý xả thải Sự cố môi trường tại miền Trung vừa qua cũng như trách nhiệm của Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa là mối quan ngại được nhiều đại biểu chia sẻ trong những ngày đầu kỳ họp Quốc hội.

Đánh giá viếc giám sát của cơ quan lập pháp thời gian qua còn tình trạng “nể nang, né tránh”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) dẫn lại Luật tổ chức Quốc hội, cho phép cơ quan này thành lập đoàn giám sát hoặc uỷ ban giám sát lâm thời về một vấn đề ảnh hưởng tới đời sống người dân, đất nước. “Vì thế, từ vụ việc Formosa, Quốc hội cần thành lập một Uỷ ban lâm thời để kiểm tra, giám sát vấn đề môi trường của dự án này”, vị đại biểu đồng thời là luật sư đề xuất.

dai-bieu-quoc-hoi-de-xuat-lap-uy-ban-giam-sat-formosa Cá chết hàng loạt ở miền Trung trong tháng 5 là hệ quả ô nhiễm từ dự án Formosa. Ảnh: Đức Hùng “Tôi cho rằng khi thấy một vấn đề nghiêm trọng thì chúng ta nên làm. Nếu Quốc hội thành lập Uỷ ban này thì tôi sẽ ủng hộ. Formosa không chỉ là vấn đề của hôm nay, mà còn là chuyện của 70 năm tới. Người ta thấy doanh nghiệp này vi phạm nhiều, coi thường luật pháp và quyền lợi của người dân Việt Nam”, đại biểu Nghĩa chia sẻ với VnExpress.

Chia sẻ đề xuất này, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Thanh, thiếu niên và nhi đồng – ông Lê Như Tiến thậm chí còn cho rằng Quốc hội thậm chí cần thành lập hẳn một Uỷ ban đặc biệt để giám sát Formosa. “Không phải thành lập ra là để đấy mà Quốc hội phải phát huy tốt nhất quyền lực của mình để hoạt động giám sát Formosa, cũng như những dự án có vấn đề sau này, tới nơi tới chốn”, ông Lê Như Tiến nêu quan điểm.

Rút kinh nghiệm từ Quốc hội khoá XIII, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Thanh, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội kỳ vọng, hoạt động giám sát của Quốc hội khoá XIV sẽ xác thực hơn. “Cuộc sống diễn biến từng ngày, từng giờ nên không thể giám sát theo kiểu “kế hoạch lập sẵn”, một năm 2 kỳ được. Như cá chết ở biển miền Trung, Formosa xả thải ra môi trường, phí giao thông BOT thu vô tội vạ… là những vấn đề tác động trực tiếp tới người dân, đất nước thì Quốc hội phải giám sát ngay, như thế mới sát dân”, ông nói.

Đây không phải lần đầu các đại biểu Quốc hội đề xuất Quốc hội thành lập một Uỷ ban lâm thời giám sát vấn đề nóng được dư luận quan tâm. Hồi năm 2010, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết – khi đó là đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn – đã đề xuất thành lập Uỷ ban lâm thời điều tra vụ Vinashin, từ đó điều tra trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trong vụ việc này. Tuy nhiên, đề xuất này đã không được thực hiện.

Nguồn: Báo Tầm Nhìn

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook