Chủ Nhật, 06/09/2015 | 12:10

Đau ngực thường làm bệnh nhân có cảm giác hoảng sợ và bắt buộc phải đi khám bệnh. Chẩn đoán đau ngực thường gặp khó khăn do đau ngực tiểm ẩn các bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Đau ngực là một triệu chứng thường gặp trong cấp cứu. Trong đời hầu như ai cũng bị ít nhất hơn 1 lần đau ngực.

Nguyên nhân gây đau ngực cấp:

– Nguyên nhân của đau ngực rất đa dạng

– Có thể bao gồm các nguyên nhân đe dọa tính mạng như:

+ Nhồi máu cơ tim và các cơn đau thắt ngực.

+ Phình tắc động mạch chủ.

+ Nhồi máu phổi (tắc nghẽn động mạch phổi)

+ Tràn khí màng phổi.

– Tuy nhiên nhiều khi đau ngực lại bao gồm các nguyên nhân ít nguy hiểm đến tính mạng hơn như:

+ Viêm phổi

+ Viêm ngoài màng tim

+ Bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản

+ Viêm các cơ sụn sườn, đau mỏi các cơ ngực

+ Viêm thần kinh liên sườn, Zona hoặc Herpes vùng ngực….

Nhận biết dấu hiệu đau ngực cấp:

1. Các nguyên nhân đau ngực đe dọa tính mạng

Nhồi máu cơ tim và cơn đau thắt ngực: nhồi máu cơ tim xuất hiện khi động mạch cung cấp máu cho tim (động mạch vành) bị tắc nghẽn. Bệnh nhân có thể có tiền sử đau ngực trước đó hoặc đã được chẩn đoán cơn đau thắt ngực trước đó.

– Đặc điểm đau ngực thường đau vùng trước tim bên trái, đau cảm giác nặng ngực hoặc bóp nghẹn, cơn đau điển hình có thể lan lên cổ, vai hoặc mặt trong cánh tay. Cơn đau thường kéo dài trên 20 phút. Cơn đau có thể xuất hiện tự nhiên hoặc sau khi gắng sức như đi lại, leo cầu thang, xúc động mạnh… nếu bệnh nhân đã có chẩn đoán từ trước bệnh nhân có thể đỡ đau sau khi ngậm một viên nitroglycerin, nếu ngậm nitroglycerin không đỡ bệnh nhân có thể đã bị nhồi máu cơ tim thực sự.

Bóc tách động mạch chủ: động mạch chủ là động mạch chính xuất phát từ tim đưa máu đi khắp cơ thể, bóc tách động mạch chủ là khi lớp áo của động mạch chủ bị rách và lóc tách theo các động mạch dẫn đến thiếu máu các cơ quan hoặc vỡ khối phình động mạch chủ gây sốc mất máu.

 – Đặc điểm của bóc tách động mạch chủ bệnh nhân thường đau ngực rất dữ đội, đau lan ra sau lưng, có thể có biểu hiện thiếu máu và nếu đo huyết áp có thể thấy chỉ số huyết áp của hai tay khác nhau.

Tắc mạch phổi: là tắc nghẽn một trong những mạch máu chính cung cấp máu cho phổi. Đây là nguyên nhân gây đau ngực có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

– Các triệu chứng thường đa dạng có thể có đau ngực, khó thở nhiều, tụt huyết áp, ho ra máu. Cần nghĩ đến tắc mạch phổi khi các triệu chứng này có thể xảy ra đột ngột đạc biệt ở những bệnh nhân nằm lâu tại chỗ, bệnh nhân cơ bệnh ung thư hoặc bệnh nhân có sưng đau một chân kèm theo.

Tràn khí mạng phổi nguyên phát: thường được gọi là xẹp phổi, đây là tình trạng khí xuất hiện ở trong khoảng trống giữa thành ngực và nhu mô phổi. Bình thường, áp suất âm trong lồng ngực cho phép phổi nở ra. Khi bị tràn khí màng phổi nguyên phát, không khí đi vào trong lồng ngực dẫn đến mất cân bằng áp suất làm phổi không thể nở ra được và do đó sẽ làm mất đi sự cung cấp oxy bình thường trong cơ thể.

– Các triệu chứng có thể thấy bệnh nhân đột ngột đau nhói ở ngực như dao đâm, khó thở và có thể thấy lộng ngực căng hơn hoặc có tràn khí dưới da.

Ép tim cấp: đây là tình trạng có dịch màng ngoài tim (màng ngoài tim là một túi tạo quanh tim) làm ép vào tim làm tim không co bóp được. Bệnh nhân thường có cảm giác đau liên tục, cảm giác như bóp nghẹt ngực, có thể có trụy mạch, tím tái…

Các nguyên nhân đau ngực ít đe dọa hơn đến tính mạng.

Viêm phổi: là nhiễm trùng nhu mô phổi. Đau ngực xuất hiện do lớp biểu mô của phổi bị viêm. Các triệu chứng kinh điển bệnh nhân thường đau ngực kèm theo sốt, ho nhiều, ho khạc đờm kèm thẻo mủ hoặc đờm màu gỉ sắt.

Những bệnh của thực quản: đau ngực do những bệnh của thực quản rất thường gặp và có thể gây hoang mang lo sợ vì nó giống như những cơn đau ngực của nhồi máu cơ tim.

– Trào ngược dạ dày thực quản (GERD), viêm thực quản xuất hiện khi acid trong dạ dày đi ngược lên thực quản đôi khi cũng gây ra những cơn đau ngực. Người bệnh thường đau ngực kèm giảm giác nóng rát sau xương ức, ợ hơi, ợ chua.

Co thắt thực quản: được định nghĩa là một tình trạng co thắt quá mức một cách bất thường củ cơ trơn thực quản. Bệnh nhân thường đau ngực kèm theo cảm giác nuốt nghẹn, nuốt vướng như cảm giác hóc xương.

Viêm sụn sườn: đây là hiện tượng viêm của các sụn nằm giữa các xương sườn. Cơn đau thường ở vị trí giữa ngực, âm ỉ và nhói lên khi hít thở sâu, di chuyển và ấn sau vào lồng ngực.

Herpes zoster: đây là thể tái phát của bệnh thủy đậu, những mụn nước thường xuất hiện ở một bên cơ thể. Đau rất dữ dội, thường giới hạn ở những vùng có mụn nước. Cơn đau có thể xuất hiện trước mụn nước vài ngày.

Viêm thần kinh liên sườn: người bệnh thường có cảm giác đau lan từ trước ngực ra sau lưng theo một cung xương sườn, đau tăng khi hít sâu hoặc vận động tại bên viêm nhưng đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.

Điều trị cơn đau ngực cấp

Khi bị đau ngực tốt nhất nên đến cơ sở y tế để khám và loại trừ các nguyên nhân đau ngực nguy hiểm.

Các xét nghiệm thầy thuốc có thể chỉ định gồm: chụp tim phổi, ghi điện tim đồ, xét nghiệm các men tim loại trừ nhổi máu cơ tim, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực khi nghi ngờ bệnh lý nhu mô phổi, siêu âm tim…

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà thầy thuốc sẽ có các xử trí phù hợp.

1. Nhồi máu cơ tim: thầy thuốc sẽ dùng các thuốc chống đông để tái tưới máu vùng mạch máu bị tắc nghẽn như aspirin, clopidogrel, heparin…

Nong mạch vành là phương pháp làm thông động mạch hiệu quả nếu bệnh nhân đến sớm tốt nhất trước 6 giờ.

Cần phải phẫu thuậtnối chủ vành nếu điều trị bằng thuốc thất bại, bao gồm nong mạch vành.

2. Đau thắt ngực: Nitroglycerin được sử dụng rộng rãi nhất có tác dụng làm giãn mạch vành, thường được ngậm dưới lưỡi.

3. Bóc tách động mạch chủ: điều trị chủ yếu là giảm đau, kiểm soát huyết áp bằng thuốc, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật thay động mạch chủ nếu phình tách gần tim hoặc đặt giá đỡ động mạch chủ.

4. Thuyên tắc mạch phổi: điều trị bao gồm tăng cung cấp oxy, cho thuốc kháng đông như heparin, thuốc làm tan máu động được sử dụng trong một số trường hợp.

5. Tràn khí màng phổi: nếu triệu chứng khó thở hoặc vùng tràn khí lớn, bệnh nhân sẽ được đặt dẫn lưu chất khí hoặc đặt một ống luồng vào lồng ngực để hút khí.

6. Ép tim cấp: Người bệnh cần được chọc hút dịch và dẫn lưu dịch màng tim cấp cứu.

7. Viêm phổi: viêm phổi được điều trị với kháng sinh và thốc giảm đau khi bệnh nhân bị nhạy cảm ở thành ngực.

8. Viêm sụn sườn: thường được điều trị với kháng viêm không steroid như inbuprofen.

9. Những bệnh của thực quản như trào ngược dạ dày thực quản: người bệnh thường được dùng các thuốc giảm bài tiết dịch vị dạ dày và các thuốc bao bộc niêm mạc dạ dày thực quản.

Bệnh viện Bạch Mai

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook