Chăm sóc trước sinh, đặc biệt là theo dõi sát các sản phụ nguy cơ cao ở nửa sau thai kỳ sẽ phát hiện được sớm các dấu hiệu của tiền sản giật. Hiện nay, chúng ta chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Chúng ta chỉ điều trị nguyên nhân là phải ngừng thai nghén, các điều trị khác chỉ là điều trị triệu chứng để phòng các biến chứng.
1.Các dấu hiệu của tiền sản giật
Tăng huyết áp khởi phát sau tuần thứ 20 của thai kỳ
-Đối với thận
+ Protein niệu tăng đáng kể
+ Creatinin trong huyết tương > 90 micromol/L (hay suy thận)
+ Thiểu niệu
-Đối với huyết học
+ Đông máu nội mạch lan tỏa;
+ Giảm tiểu cầu Tán huyết
-Đối với gan
+ Tăng transaminase huyết thanh
+ Đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải
– Đối với thần kinh
+ Cơn co giật
+ Tăng phản xạ với hiện tượng rung giật
+ Nhức đầu
+ Rối loạn thị giác kéo dài
Đột quỵ
Phù phổi
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung
Nhau bong non
2.Biến chứng tiền sản giật
Đối với mẹ:
– Sản giật là một biến chứng thường gặp của TSG nặng, chiếm tỷ lệ 1-5%.
– Biến chứng chảy máu thường gặp là xuất huyết võng mạc, rau bong non, chảy máu trong gan. Rau bong non có thể bị chảy máu và choáng nặng.
– Biến chứng suy giảm chức năng gan và rối loạn đông máu. Đông máu rải rác trong lòng mạch là một biến chứng nặng nề của TSG và là một trong những nguyên nhân gây tử vong mẹ vì điều trị nó rất khó khăn và hiệu quả kém.
– Biến chứng suy thận cấp là nguyên nhân gây tử vong mẹ đến 23%.
– Biến chứng phù phổi cấp và suy tim cấp: thường xảy ra trong lúc chuyển dạ hoặc một vài giờ sau đẻ.
– Tử vong mẹ: Các nguyên nhân gây tử vong cho thai phụ là biến chứng của sản giật, chảy máu do vỡ bao gan trong hội chứng HELLP, phù phổi, tan huyết và đông máu rải rác trong lòng mạch, suy thận cấp, biến chứng các can thiệp sản khoa..
Đối với thai nhi:
– Thai chết lưu
– Thai non tháng và suy dinh dưỡng.
– Tỷ lệ mổ lấy thai cao đã làm tăng tỷ lệ trẻ sinh non tháng ở các thai phụ TSG.
– Tử vong sơ sinh ngay sau đẻ: do ngạt, chấn thương; chảy máu phổi; chảy máu não thất; bệnh màng trong…
3.Điều trị tăng huyết áp phòng sản giật
Thuốc chống tăng huyết áp tương đối an toàn trong thai kỳ
Thuốc chống tăng huyết áp Nhóm Liều khởi đầu Liều tối đa Phản ứng có hại
Labetalol Ức chế thụ thể β 100-200 mg x 2 lần/ngày 400 mg x 3 lần/ngày Nhịp tim chậm, co thắt phế quản
Oxprenolol Ức chế thụ thể β 40-80 mg x 2 lần /ngày 80-160 mg x 2 lần/ngày Nhịp tim chậm, co thắt phế quản
Nifedipine Ức chế kênh canxi 10 mg x 2 lần/ngày,
30 mg/ngày dạng phóng thích có kiểm soát 20-40 mg x 2 lần/ngày,120 mg /ngày dạng phóng thích có kiểm soát Nhức đầu nặng, phù ngoại biên
Methyldopa Tác động lên thần kinh trung ương 250 mg x 2 lần/ngày 500 mg x 4 lần/ngày Ngầy ngật, nhức đầu, khô miệng, sung huyết mũi, thiếu máu tán huyết, trầm cảm
Hydralazine Thuốc giãn mạch 25 mg x 2 lần/ngày 50-200 mg /ngày Đỏ bừng mặt, nhức đầu, hội chứng giống lupus
Prazosin Ức chế thụ thể α 0.5 mg x 2 lần/ngày 3 mg /ngày Hạ huyết áp tư thế
4.Những lưu ý giúp giảm nguy cơ bị tiền sản giật:
– Thức ăn giàu Omega 3 (DHA, EPA):
Lượng DHA, EPA đầy đủ giúp phòng ngừa Tiền sản giật. DHA đầy đủ làm giảm sFlt-1 (tiêu VEGF- yếu tố tăng trưởng biểu mô mạch máu) do đó hạn chế triệu chứng của tiền sản giật. Các loại thực phẩm giàu Omega 3 là cá hồi, súp lơ, hạt vừng, quả óc chó, bắp cải …
-Chế độ ăn:
Chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất Đạm, Canxi, Vitamin, các yếu tố vi lượng và tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe, phòng chống béo phì do đó hạn chế Tiền sản giật, đặc biệt vai trò của một số chất dinh dưỡng như Omega 3 (DHA,EPA), Vitamin D, Canxi …
-Thức ăn giàu Canxi:
Bổ sung đủ Canxi giúp làm giảm tới 49% nguy cơ bị tiền sản giật ở những phụ nữ có nguy cơ thấp và tới 82% ở phụ nữ có nguy cơ cao. Các thức ăn giàu Canxi như sữa, cải bông xanh, rau diếp, đậu bắp, măng tây…
-Thức ăn giàu Vitamin D:
Cung cấp đủ Vitamin D từ đồ ăn và sản phẩm bổ sung giúp giảm 27% nguy cơ bị tiền sản giật. Các thực phẩm giàu Vitamin D như dầu gan cá, các loại ngũ cốc nguyên hạt, nấm hương….
Yhocvn.net (Theo SKĐS)
Chưa có bình luận.