Thứ Hai, 08/01/2018 | 11:30

Dấu hiệu sinh non và những nguy cơ cần lường trước cho bé

Những biểu hiện thai phụ sắp sinh non

Đau thắt lưng

Đau lưng đối với bà bầu là hiện tượng rất đang lưu tâm. Đối với những bà mẹ mang thai lần đầu thì họ luôn nghĩ rằng việc đau lưng là tất yếu nhưng những cơn đau lưng dưới ngày càng dồn dập đặc biệt là với trường hợp trước đó bạn ít khi bị đau lưng thì có thể là dấu hiệu của việc bạn sẽ sinh non. Nếu hiện tượng đau lưng của bạn kèm theo cả 2 hiện tượng trên thì bạn thực sự cần lời khuyên của bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Tăng tiết dịch âm đạo

Thai phụ bỗng nhiên nhận thấy âm đạo luôn trong tình trạng ẩm ướt, thậm chí thấm cả ra ngoài quần và kèm theo chút máu hoặc chất nhầy…Đây là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo thai phụ cần được tư vấn, thăm khám của bác sĩ nếu không sẽ có nguy cơ sinh non.

Buồn nôn

Nếu trong thai kì từ tuần 20-37 mà bạn còn có cảm giác đầu áo choáng váng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy thì đây là hiện tượng xấu cho thai nhi của bạn, có thể dẫn đến sinh non.

 

Những biểu hiện khi bị sinh non?

Thai nhi có hiện tượng giảm hoạt động

Đừng vô tâm quá với bé nhé. Hay theo dõi hoạt động của con hằng ngày. Bé đạp là dấu hiệu tốt nhưng đạp nhiều quá hoặc không có cử động nào cũng là những dấu hiệu cảnh báo. Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách nằm xuống đặt tay lên bụng nói chuyện với bé và theo dõi hoạt động của bé. Nếu như trong vòng 2 tiếng đồng hồ bé không có gần 10 chuyển động thì bạn nên đến gặp các bác sĩ của bạn để biết được tình trạng của bé.

Xuất hiện các cơn co thắt liên tục

Các cơn co là một trong những biểu hiện, dấu hiệu đầu tiên của việc sắp sinh. Nếu bạn đã đủ tuần thai thì đây là dấu hiệu của một cuộc đẻ còn nếu bạn chưa đủ tuần thai thì ngay lập tức đến bác sĩ để được điều trị an thai. Những cơn co thắt ở bụng dưới thưa và tăng dần đồng thời kèm theo những cơn co cơ do chuột rút hay chảy máu âm đạo thì đây chính xác là dấu hiệu của việc sinh non.

Tăng áp lực lên khu vực xương chậu

Cảm nhận việc áp lực lên vùng xương chậu lớn do thai nhi tụt xuống sâu, đè nặng lên khu vực xương chậu của bạn làm cho bạn có cảm giác nặng nề. Hiện tượng này giống hiện tượng chuẩn bị sinh của các thai phụ.

Vỡ nước ối

Hiện tượng này thì tùy từng người, có người vỡ nước ối chỉ nhỏ giọt nhưng cũng có người tuôn ào ào. Bạn cần lưu ý đặc biệt trường hợp này, khi vỡ ối, bạn cần tới ngay bệnh viện gần nhất để bác sĩ xử lý, nếu không có thể nguy hiểm tới tính mạng của bé.

Những trẻ sinh non có nguy cơ gì?

Hầu hết trẻ sinh non có biểu hiện khá hơn khi chúng lớn lên và theo kịp sự phát triển của những trẻ sinh đủ tháng. Và ngay cả với những bé sinh đủ tháng, ba mẹ cũng không thể đảm bảo rằng bé hoàn toàn khỏe mạnh.

Theo các thống kê, trẻ sinh non có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khoẻ cao hơn những trẻ khác như:

+ Chậm lớn,

+ Sức đề kháng yếu.

+ Nguy cơ mắc chứng tự kỷ

+ Khiếm khuyết về nhận thức

+ Bại não

+ Các bệnh về phổi

+ Các bệnh về mắt (khiếm thính, khiếm thị)

Do cơ thể chưa được phát triển đầy đủ, các bé còn dễ mắc chứng tự kỷ, khiếm khuyết về nhận thức, bại não, bệnh phổi và khiếm thính, khiếm thị. Sinh non cũng làm gia tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Trẻ càng sinh sớm nguy cơ càng nhiều do chưa đủ tháng, chưa phát triển đầy đủ. Vì vậy các thai phụ cần lưu ý các dấu hiệu trên để phòng tránh việc sinh non, giảm rủi ro cho bé. Trẻ sinh non muộn thường được nuôi trong lồng ấp một thời gian ngắn. Những trẻ sinh sớm hơn phải đối mặt với nguy cơ lớn hơn nhiều. Nhiều bé phải được chăm sóc đặc biệt trong lồng kính với chế độ theo dõi gắt gao nhằm hoàn thiện các cơ quan chức năng còn khiếm khuyết trên cơ thể.

Bài liên quan: Phụ nữ mang thai, sản phụ không nên sử dụng nghệ tùy tiện

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook