Chủ Nhật, 08/05/2016 | 20:01

Sau 10 năm gắn bó và có một cậu con trai, chị Hương chưa một lần được mặc áo cưới đã vỡ òa hạnh phúc bên chú rể – người bạn đời của mình trong một lễ cưới đặc biệt.

Đám cưới cổ tích của nữ bệnh nhân tan máu Sáng 8/5, hưởng ứng ngày Thalassemia (tan máu bẩm sinh Thế giới), Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương (Hà Nôi) đã tổ chức buổi mít tinh, truyền thông về căn bệnh. Đáng chú ý, tại đây, diễn ra lễ cưới của chị Thiên Hương và anh Hoàng Dũng sau 10 năm yêu nhau. Đám cưới cổ tích của nữ bệnh nhân tan máu Chị Thiên Hương (quê ở Vĩnh Phúc) mang trong mình căn bệnh tan máu với hai gen bệnh, song hàng ngày chị vẫn tần tảo với những đơn hàng của việc buôn bán. Chị cho biết, anh chị quen nhau khi chị còn bán hàng tạp hóa. Khi đóng cửa đi viện, anh đến thăm, rồi họ thân và nảy sinh tình cảm từ lúc nào không hay. Đám cưới cổ tích của nữ bệnh nhân tan máu Còn anh, với mái tóc hoa râm dù mới hơn 40 tuổi, hàng ngày anh phụ giúp đưa đơn hàng cho vợ dù nắng hay mưa. Anh Dũngvốn là một cán bộ văn hóa ở quận Thanh Xuân, đã tự nguyện về phụ giúp vợ và bất chấp sự phản đối của gia đình khi quen biết chị. Anh cho biết không bao giờ hối hận vì quyết định này. “Là nhân công của vợ, tôi chẳng cần gì nữa vì tôi yêu cô ấy”, anh Dũng chia sẻ. Đám cưới cổ tích của nữ bệnh nhân tan máu 10 năm gắn bó, anh chị có một bé trai 9 tuổi, song cả hai chưa có một đám cưới thực sự. Chị Hương cho biết, mỗi lần đi đám cưới về, anh Dũng thường rất buồn và uống nhiều hơn thường ngày. Đám cưới lần này thực sự đã thỏa ước mơ cho hai anh chị nên cả hai không giấu được niềm xúc động. Đám cưới cổ tích của nữ bệnh nhân tan máu

GS Nguyễn Anh Trí – Giám đốc Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương là chủ hôn đặc biệt cho cặp vợ chồng này. Ông khâm phục nghị lực của chị Hương cũng như tình cảm sâu sắc của hai anh chị. Đây là bằng chứng, họ có thể có một gia đình hạnh phúc, sinh con cái khỏe mạnh. Ông kêu gọi mọi người không kỳ thị với căn bệnh này. Bệnh tan máu hoàn toàn có thể chữa khỏi và phòng được.

Đám cưới cổ tích của nữ bệnh nhân tan máu

Con trai là người đưa nhẫn cưới cho bố mẹ. Cậu bé chỉ mang một gen bệnh, cũng như 10 triệu người Việt Nam khác hiện nay đang có gen này. Họ hoàn toàn khỏe mạnh. Ít ai biết rằng, để con trai chào đời, chị Hương đã bất chấp tính mạng, thậm chí viết di chúc.

Đám cưới cổ tích của nữ bệnh nhân tan máu May mắn mỉm cười với anh chị khi cháu bé ra đời khỏe mạnh, chị Hương cũng được an toàn. Hiện, anh vẫn đều đều đưa chị đến viện chữa bệnh. Đám cưới cổ tích của nữ bệnh nhân tan máu Giây phút hạnh phúc vợ òa… Đám cưới cổ tích của nữ bệnh nhân tan máu Hội trường chật kín người chúc phúc cho vợ chồng chị Hương, trong đó, không ít là các em nhỏ đang mang trong mình căn bệnh tan máu bẩm sinh. Đám cưới cổ tích của nữ bệnh nhân tan máu Theo GS Nguyễn Anh Trí, hiện có 20.000 bệnh nhân Thalassemia đang điều trị tại viện. Bệnh chủ yếu điều trị để duy trì bao gồm truyền máu và thải sắt, chưa kể các biến chứng khác. Hiện phương pháp điều trị dứt điểm là thay tế bào gốc song phương pháp này đòi hỏi các tiêu chuẩn khá khắt khe.

Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Hải Toàn, Phó giám đốc Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, cho biết Thalassemia hay còn có tên gọi là bệnh tan máu bẩm sinh, thiếu máu huyết tán, là bệnh lý của tế bào hồng cầu trong máu.

Bệnh thường có nhiều biểu hiện phụ thuộc vào mức độ và thể loại. Nếu ở thể rất nặng sẽ gặp chứng phù thai, khiến thai chết lưu.

Ở thể nặng, bệnh nhân có triệu chứng thiếu máu nặng, thường được phát hiện khi trẻ 4-5 tháng tuổi. Nếu được truyền máu đầy đủ, bệnh nhi có thể vẫn phát triển bình thường đến khoảng 10 tuổi.

Sau độ tuổi này, trẻ gặp nhiều biến chứng do tăng sinh hồng cầu và ứ đọng sắt quá nhiều trong cơ thể như biến dạng xương (hộp sọ to, bướu trán, bướu đỉnh, hai gò má cao, mũi tẹt, răng cửa vẩu, dễ bị gãy xương); da xỉn màu, củng mạc mắt vàng; lách, gan to; sỏi mật; dậy thì muộn.

Ngoài 20 tuổi, bệnh nhân còn có thêm các biến chứng suy tim, rối loạn nhịp tim, đái tháo đường, xơ gan.

Ở thể trung bình, biểu hiện thiếu máu xuất hiện muộn hơn. Khoảng 4-6 tuổi trẻ mới cần phải truyền máu tuy nhiên nếu không điều trị đầy đủ và kịp thời, người bệnh cũng xuất hiện các biến chứng nặng như trên.

Bác sĩ Toàn cho hay bệnh nhân buộc phải truyền máu suốt đời và cần sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa. Khoảng cách giữa các lần điều trị dài hay ngăn tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Thông thường bệnh nhân đều phải điều trị tại bệnh viện hàng tháng.

Lê Hiếu – Hà Quyên
Nguồn: Zing

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook