Thứ Ba, 06/10/2015 | 21:17

Như các bạn đã biết, với công nghệ phát triển vượt bậc như ngày nay, các bộ phận nhân tạo như tay, chân giả,… đã có thể được điều khiển bởi vi mạch điện tử với nhiều bộ vi xử lí để nhận các tín hiệu phản hồi từ não. Mặc dù vậy, những cánh tay giả vẫn chưa thể nào cho ta cảm giác cầm nắm vật chắc chắn và linh hoạt.

Mới đây, các nhà khoa học đã phát minh ra một phương pháp giúp các bộ phận thay thế của cơ thể người có thể tiếp nhân các kích thích từ môi trường, tổng hợp và gửi tín hiệu tương ứng lên não bộ. Sản phẩm của họ là một loại chất liệu tổng hợp và tích hợp các cảm biến xúc giác giúp mô phỏng lại các chức năng của da thật. Thành quả này được đến từ một nhóm nghiên cứu trực thuộc đại học quốc gia Seoul, Hàn Quốc.

Da nhân tạo đã có thể thay thế da thật

Cánh tay nhân tạo mô phỏng đầy đủ chức năng của tay thật.

Da nhân tạo đã có thể thay thế da thật

Với cánh tay này, bạn thậm chí đã có thể bế và cảm nhận được làn da của một em bé sơ sinh.

Mặc dù đã phải trải qua nhiều thất bại nhưng dưới sự lãnh đạo của kỹ sư y sinh Dae-Hyeong Kim, nhóm các nhà nghiên cứu đã phát minh ra một loạidacó thể kéo căng bao trùm các bộ phận thay thế trên cơ thể và những ứng dụng của làn da này không chỉ dừng lại ở việc cảm nhận áp lực bề mặt.

Da nhân tạo đã có thể thay thế da thật

Làn da nhân tạo này có thể kéo căng.

Làn da được làm từ những tinh thể nano silicon cho khả năng đàn hồi và lấy thông tin về cảm giác như nhiệt độ, áp suất và độ ẩm truyền về não bộ. Theo nghiên cứu, làn da này cho phép thời gian đáp ứng và phản hồi nhanhnhưng vẫn đảmbảo tiếp nhận đầy đủ các kích thích từ môi trường.

Da nhân tạo đã có thể thay thế da thật

Làn da được tạo nên bởi nhiều lớp cảm biến.

Cùng với khả năng cảm nhận xúc giác, dưới lớp da còn có một mạng lưới “máy sưởi tí hon” nhằm duy trì nhiệt độ 37 độ C cũng như các cảm biến dòng ghi lại trạng thái về độ căng và độ biến dạng khi tiếp xúc với một bề mặt nào đó. Theo báo cáo nghiên cứu, khi các cánh tay giả được kết hợp với da nhân tạo, bộ phận này có thể thực hiện tốt các động tác phức tạp như bắt tay, gõ bàn phím, cầm và cảm nhận độ nóng, lạnh của một cốc nước cũng như độ ẩm bề mặt mà con người tiếp xúc.

Nếu quan tâm tới công nghệ này, các bạn có thể tìm đọc các báo cáo của nhóm nghiên cứu trên internet hoặc các ấn bản của tạp chí Nature Communications.

Tham khảo: Cnet

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook