Một bé gái sơ sinh nặng 1,9kg được phát hiện có ruột nằm ngoài bụng từ khi thai nhi chỉ mới 13 tuần tuổi. Các bác sĩ đã cố gắng duy trì sự sống của cháu bé trong bào thai. Sau khi sinh, bé gái này phải trải qua 2 cuộc “đại phẫu” để đưa toàn bộ phần ruột vào bên trong thành bụng.
Bé gái sơ sinh được các bác sĩ Bệnh viện Quốc tế CITY phẫu thuật đặt túi Silo để treo toàn bộ phần ruột nằm ngoài thành bụng.Cháu bé mắc căn bệnh hy hữu trên là con của sản phụ Lê Huỳnh A.( 21 tuổi, ngụ ở huyện Bình Chánh, TP.HCM).
Thông tin từ Bệnh viện Quốc tế CITY cho hay chị A. đến khám thai tại bệnh viện này khi thai nhi đã 34 tuần tuổi. Tại đây sau khi siêu âm và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán thai nhi bị hở thành bụng bẩm sinh (ruột nằm ngoài thành bụng) và bị suy dinh dưỡng nặng.
Qua khai thác bệnh sử, được biết trước đó thai phụ khám thai định kỳ tại Bệnh viện Từ Dũ. Đến tuần thứ 13, các bác sĩ ở đây phát hiện thai nhi có tình trạng ruột nằm ngoài thành bụng và khuyên thai phụ có sự lựa chọn kỹ để quyết định sự sống của cháu bé. Sau đó, đến tuần thứ 34 thai phụ này quyết định đến Bệnh viện Quốc tế CITY để tìm sự trợ giúp.
Các bác sĩ phẫu thuật phục hồi lại thành bụng cho cháu béTS.BS Lê Quốc Sử, Tổng giám đốc Bệnh viện Quốc tế CITY cho biết, sau khi phát hiện tình trạng trên của thai nhi, bệnh viện đã tiến hành một cuộc hội chẩn liên chuyên khoa (nhi, sản, gây mê, ngoại nhi…) và quyết định tiếp tục theo dõi, nuôi dưỡng thai nhi trong bụng mẹ.
“Việc tiếp tục nuôi thai nhi có ruột nằm ngoài thành bụng như thế tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhất là tim thai có thể mất bất cứ lúc nào khiến bé tử vong. Hơn nữa, với tình trạng này, thai nhi dễ bị ngạt khiến phân su thải ra ngoài, nếu bé hít phải phân su sẽ bị viêm phổi dẫn đến suy hô hấp gây tử vong. Lúc này chúng tôi rất đắn do nhưng vẫn quyết định giữ lại thai nhi trong bụng mẹ để tiếp tục nuôi dưỡng. Nếu mổ bắt bé ra ngoài lúc này, thai nhi còn quá nhỏ, chưa trưởng thành về hô hấp, thần kinh, bé sẽ khó chịu được cuộc “đại phẫu” để đưa toàn bộ ruột vào bên trong thành thành bụng. Do đó trong suốt quá trình theo dõi, chúng tôi đã đưa ra một thực đơn dinh dưỡng hợp lý để giúp thai phụ có thể giữ được thai nhi”, bác sĩ Sử chia sẻ.
Sau gần 1 tháng phẫu thuật, sức khỏe bé gái đã ổn định, các chức năng trở lại bình thường.Đến tuần thứ 37, thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ nên được người nhà chuyển đến bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ phát hiện tim thai không ổn định, dịch nước ối có phân su nên đã quyết định kết thúc thai kỳ. Ngay lập tức, 2 ê kíp phẫu thuật được thành lập để mổ bắt cháu bé và thực hiện cuộc “đại phẫu” đưa toàn bộ ruột nằm bên ngoài vào trong thành bụng.
Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến, Trưởng khoa Sản, Bệnh viện Quốc tế CTY cho biết, ê kíp phẫu thuật đã đặt ra 2 tình huống, nếu phần ruột của cháu bé nằm ngoài thành bụng ít thì có thể khâu phục hồi thành bụng ngay; còn trong trường hợp phần ruột của bé nằm ngoài thành bụng nhiều quá sẽ phải thực hiện 2 lần phẫu thuật. Tuy nhiên, sau khi ê kíp phẫu thuật mổ bắt bé ra ngoài (bé gái nặng 1,9kg) thì phát hiện toàn bộ phần ruột nằm ngoài thành bụng. Với tình trạng như thế, các bác sĩ phải tiến hành 2 lần “đại phẫu” cho bé gái này.
“Chúng tôi tiến hành phẫu thuật đặt túi Silo để treo toàn bộ phần ruột nằm bên ngoài nhằm bảo vệ ruột để thành bụng có thể giãn ra. Rất may 3 ngày sau đó, ruột của bé từ từ đi vào trong thành bụng, không chướng bụng hay có biến chứng gì khác. Sau đó các bác sĩ đã tiến hành cuộc phẫu thuật lần 2 để khâu phục hồi lại toàn bộ thành bụng của cháu bé”, bác sĩ Xuyến cho biết.
“Sau gần 1 tháng điều trị, đến sáng nay (26.5), tình trạng sức khỏe của bé đã ổn định, bé tự bú sữa mẹ và thở khí tự nhiên. Hiện mỗi ngày bé bú được 8 lần, mỗi lần bú được 50ml sữa; bé cũng đi phân tốt nên bệnh viện đã quyết định đã cho bé xuất viện”, bác sĩ Xuyến cho biết thêm.
Theo Hồ Quang (MTG)
Nguồn: Báo Tầm Nhìn
Chưa có bình luận.