Thứ Ba, 26/09/2023 | 11:56

Có vắc xin phòng ngừa đậu mùa khỉ chưa? Hiệu quả của vắc xin thế nào?

Chưa có vắc xin đậu mùa khỉ. Tuy nhiên Vì vi rút đậu mùa khỉ có liên quan chặt chẽ với vi rút gây bệnh đậu mùa, nên vắc xin đậu mùa cũng có thể bảo vệ mọi người khỏi bị bệnh đậu mùa khỉ. Một loại vắc xin, JYNNEOS TM (còn được gọi là Imvamune hoặc Imvanex), đã được cấp phép tại Hoa Kỳ năm 2019 để ngăn ngừa bệnh đậu mùa ở khỉ và bệnh đậu mùa. Dữ liệu trước đây từ Châu Phi cho thấy rằng vắc xin đậu mùa có hiệu quả ít nhất 85% trong việc ngăn ngừa bệnh đậu mùa ở khỉ.

Ở thời điểm hiện tại vắc xin không được khuyến cáo tiêm phòng cho mọi đối tượng. Một số quốc gia khuyến cáo tiêm phòng cho những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ (như người tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ).

Có vắc xin phòng ngừa đậu mùa khỉ chưa? Hiệu quả của vắc xin thế nào
Có vắc xin phòng ngừa đậu mùa khỉ chưa? Hiệu quả của vắc xin thế nào

Việt Nam hiện vẫn chưa có vắc xin phòng đậu mùa khỉ. người dân vẫn nên áp dụng đầy đủ 6 cách phòng bệnh đậu mùa khỉ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Hiệu quả của vắc xin đậu mùa đối với bệnh đậu mùa khỉ

Hiệu quả của JYNNEOS TM đối với bệnh đậu khỉ được kết luận từ một nghiên cứu lâm sàng về tính sinh miễn dịch của JYNNEOS, cho thấy rằng việc tiêm phòng sau khi tiếp xúc với bệnh đậu mùa khỉ có thể giúp ngăn ngừa bệnh hoặc làm cho bệnh ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên việc tiêm vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ vẫn cần được nghiên cứu thêm.

Ngoài việc phòng bệnh đậu mùa khỉ, tiêm vắc xin phòng thủy đậu rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, vì rất khó phân biệt giữa đậu mùa khỉ, thủy đậu và đậu mùa với biểu hiện chung là bóng nước trên da. Việc nhầm lẫn triệu chứng giữa các bệnh có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như chậm trễ trong việc chẩn đoán, điều trị, nguy cơ biến chứng và tử vong cao.

Ngoài ra cũng cần tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm như: vắc xin phòng cúm, vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn, vắc xin phòng ho gà – bạch hầu – uốn ván, vắc xin phòng thủy đậu, viêm gan A, B,…

Chủ động tiêm phòng vắc xin là biện pháp an toàn và hiệu quả giúp ngừa bệnh, tránh nhầm lẫn với các bệnh tương tự khác, tránh nguy cơ dịch chồng dịch. Tiêm chủng không chỉ mang ý nghĩa bảo vệ bản thân, mà còn bảo vệ những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nhưng không thể tiêm chủng như: trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, người suy giảm miễn dịch tránh bị phơi nhiễm…

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, vắc xin phòng bệnh thủy đậu được khuyến cáo như sau:

Đối với vắc xin phòng bệnh thủy đậu Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc)

Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi tiêm vắc xin 2 mũi:

Mũi 1: Là mũi đầu tiên

Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 khoảng cách là 3 tháng hoặc khuyến cáo mũi 2 khi trẻ 4-6 tuổi

Đối với trẻ từ 13 tuổi trở lên, người lớn: Tiêm vắc xin 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Đối với vắc xin Varilrix (Bỉ)

Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi có lịch tiêm 2 mũi:

Mũi 1: Là lần tiêm đầu tiên.

Mũi 2: Sau mũi 1 ít nhất là 3 tháng.

Đối với trẻ em từ 13 tuổi và người lớn, có lịch tiêm 2 mũi như sau:

Mũi 1: là mũi tiêm đầu tiên.

Mũi 2: sau mũi 1 ít nhất 1 tháng (không được phép tiêm trước 4 tuần, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào).

Lưu ý khi tiêm vắc-xin thủy đậu

Không tiêm vắc xin thủy đậu cho bé bị dị ứng với vắc xin hoặc bất kỳ thành phần nào của vắc xin, bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh, ung thư, nhiễm HIV, có bất thường về máu, đang hóa trị liệu,… Khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin thủy đậu, phụ huynh nên nói rõ cho cán bộ tiêm chủng về tiền sử dị ứng và các bệnh của con mình.

Hoãn tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, trẻ đang bị sốt cao, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, viêm da có mủ, mắc bệnh mãn tính đang tiến triển (lao phổi, viêm thận,…) hoặc trẻ mới khỏi bệnh nặng, đang trong thời kỳ hồi phục sức khỏe.

Không sử dụng vắc xin thủy đậu cho các đối tượng đang bị suy dinh dưỡng, bị bệnh tim mạch cấp, rối loạn chức năng gan thận, có tiền sử co giật, có thai hoặc 2 tháng trước khi dự định có thai, đã tiêm phòng các vắc xin sống khác (vắc xin sởi, bại liệt, rubella, quai bị,…) trong vòng 1 tháng gần đây.

Để phòng tránh dịch bệnh đậu mùa khỉ, cần tiêm phòng đầy đủ và áp dụng 6 cách phòng bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đồng thời tiêm phòng đầy đủ.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Bệnh đậu mùa khỉ: các giai đoạn tiến triển, triệu chứng, biến chứng nguy hiểm

+ 6 căn bệnh khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại

+ Vắc xin phòng bệnh đầu mùa khỉ

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook