Điều trị chống đau ung thư đạt kết quả cần phải có đủ nhân nên y tế, thuốc và trang bị cần thiết.
Các khả năng y tế khác nhau rất nhiều giữa các nước. Các khuyến cáo ở đây cần được thay đối tùy theo các điều kiện của từng vùng. Để áp dụng một chương trình điều trị chống đau ung thư đạt kết quả cần phải có đủ nhân nên y tế, thuốc và trang bị cần thiết.
Các bệnh viện có khoa ung thư
Mỗi khoa ung thư cần có một kíp chuyên khoa điều trị chống đau mà có thể có chức năng khám bệnh, chữa bệnh hoặc giảng dạy. Kíp này gồm các đại diện của những bộ môn sau: gây mê, nội khoa, ngoại khoa thần kinh, ung thư chỉnh hình, tâm thần, chăm sóc y tá, cứu tế xã hội. Các thành viên của kíp cần hướng dẫn bệnh nhân điều trị tại bệnh viện và nếu cần thiết tại gia đình. Một bệnh viện có khoa ung thư cần phải thực hiện được các cách thức điều trị chủ yếu để chống đau do ung thư như thuốc, tia xạ và phong bế thần kinh. Các kỹ thuật cao cấp như cắt cột tủy sống qua da cũng có thể được thực hiện. Nếu bệnh viện chủ yếu gần nhất lại quá xa nhà bệnh nhân thì bệnh viện huyện cần phải được bảo đảm thỏa đáng các yêu cầu điều trị đau do ung thư.
Các trung tâm y tế
Bất kể cách gọi như thế nào ở các nước khác nhau nét chung của các trung tâm y tế ở khắp mọi nơi là tụ điểm điều trị y tế cộng đồng. Các trung tâm y tế cũng phải là cơ sở cho điều trị tại nhà của các bệnh nhân đau do ung thu. Các điều kiện săn sóc của bệnh viện cho bệnh nhân nội hoặc ngoai trú cần được duy trì tối thiểu cần thiết để làm giàu đau đớn cho bệnh nhân.
Đế đảm bảo việc chăm sóc trong cộng đồng, cần có sự kiếm tra chuyên môn liên tục. Điều trị chống đau không chỉ là trách nhiệm riêng của thầy thuốc mà là của tất cả các nhân viên y tế. Họ cần được bồi dưỡng để có thể khám bệnh nhân, hướng dẫn gia đình cách thức chăm sóc khác nhau, hiểu các nguyên tác dùng thuốc trong điều trị chống đau, hỗ trợ về tâm lý cho bệnh nhân và đồng thời cho cả gia đình họ. Có thể cần phải tuyển người giúp đỡ chuyên nghiệp, kể cả hàng xóm để chăm nom đầy đủ cho các bệnh nhân cô đơn hoặc không có gia đình. Điều quan trọng nữa là giới thiệu bệnh nhân đến các cơ quan mà ở đó có sự trợ hỗ trợ tài chính cho những người bị ungí thư giai đoạn muộn.
Chăm sóc tại nhà
Người nhà phải được sự hướng dẫn cụ thể của các nhân viên y tế trong việc chăm sóc người bệnh. Đối với bệnh nhân bị một ung thư giai đoạn muộn và điều trị tại nhà thì gánh nặng chăm sóc trước hết là của gia đình. Các thành viên trong gia đình, vì thế mà cần phải biết lựa chọn và chuẩn bị các bữa ăn theo yêu cầu, cho dùng thuốc uống hoặc tiêm theo các chỉ dẫn liên quan đến những vấn đề y tế đặc biệt như điều trị bệnh nhân liệt nhẹ hoặc liệt hai chi dưới, bệnh nhân ỉa đái không kiềm chế được. Nếu một thành viên của gia (tính mất nguồn thu nhập do bệnh tật của mình hoặc cần phải hạn chế thời gian làm việc do bệnh tình của một người khác trong gia đình mình trách nhiệm trở nên quá nặng nề ở nhiều trường hợp. Khi đó, nếu có thể cần một sự trợ giúp đầy đủ của nhà nước để cho phép người bệnh có thể chết tại gia đình mình nếu như họ mong muốn.
Trao đổi thông tin để hỗ trợ bệnh nhân ung thư
Điều chủ yếu là các thầy thuốc, các bệnh nhân và gia đình họ phải thường xuyên trao đổi với nhau. Nếu không, người bệnh thường có cảm giác tuyệt vọng và thấy khó điều trị cho họ. Người bệnh và gia đình họ cần biết các khả năng giúp đỡ về chuyên môn và về tài chính, cần phải giải thích rõ ràng bằng những từ dễ hiểu. Điều cốt yếu là giữa các thành viên của nhóm chữa bệnh phải thông báo đầy đủ cho nhau những điều liên quan đến mục đích, kế hoạch và sự tiến triển của điều trị.
Yhocnv.net
Chưa có bình luận.