Rất nhiều bệnh lý được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc giãn phế quản và các thuốc này khá đa dạng, có thể là thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc xịt, hít hoặc khí dung.
Rất nhiều bệnh lý được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc giãn phế quản và các thuốc này khá đa dạng, có thể là thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc xịt, hít hoặc khí dung. Nhiều bệnh nhân lo ngại, việc dùng thường xuyên thuốc giãn phế quản có thể gây hỏng phế quản, làm phế quản giãn to bất thường hoặc là giãn phế quản không hồi phục?…
Phế quản bình thường (trên) và tổn thương giãn phế quản (dưới)
Điều lo ngại này là hoàn toàn không đúng. Vì việc dùng thuốc giãn phế quản trong những trường hợp co thắt hẹp đường thở nhằm mục đích giải quyết tình trạng co thắt phế quản, làm giãn cơ trơn phế quản, từ đó làm lòng phế quản giãn rộng, thông thoáng và do vậy bệnh nhân hết cảm giác khó thở.
Trong trường hợp không có co thắt cơ trơn phế quản, thuốc giãn phế quản không có tác dụng trên cơ trơn phế quản, thay vào đó, thuốc sẽ gây ra những tác dụng khác như: làm cho nhịp tim nhanh, gây chuột rút, run tay, hạ kali máu…
Dùng thuốc giãn phế quản theo chỉ định của thầy thuốc
Do vậy, bệnh nhân khi được chỉ định dùng thuốc giãn phế quản cần tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ điều trị, cần thông báo đầy đủ những tác dụng không mong muốn, những khó chịu khi dùng thuốc cho bác sĩ.
TS. Nguyễn Thanh Hồi
Nguồn: SKDS
Chưa có bình luận.