Chủ Nhật, 30/09/2018 | 09:14

Chữa đau bụng không dùng thuốc

Lạnh bụng ỉa chảy, bụng sôi ùng ục là các hiện tiện thường gặp khi thay đổi thời tiết, trời trở lạnh. Các chuyên gia hướng dẫn một vài cách để trị bệnh đau bụng do lạnh bụng như sau:

Vì sao khi lạnh bụng lại bị ỉa chảy?

Khi bị lạnh bụng, bất kể là mùa đông hay mùa hè, đều có thể dẫn đến hiện tượng ỉa chảy. Hiện tượng này khác hẳn với đầy bụng do ăn phải thức ăn thiu hỏng, do bị viêm ruột, do vi khuẩn, hay lị amip.

Bị lạnh, dẫn đến ỉa chảy có 2 đặc điểm: một là bụng sôi réo không ngớt kèm theo đau bụng, và hai là tiêu chảy, phân thải ra ngoài lỏng, toàn nước và các chất thải chưa được tiêu hóa hết.

Thời tiết lạnh là một loại kích thích khá mạnh, có thể gây ra hậu quả giảm sức đề kháng của cơ thể nghiêm trọng. Khi bị nhiễm lạnh, nhất là phần bụng, còn có thể dẫn đến viêm đường ruột. Bụng đau quặn từng cơn, nhu động ruột (các cơn co thắt) tăng lên.

Phòng tránh lạnh bụng bằng cách nào?

Nước, thức ăn chưa được tiêu hóa hết do ruột bị “ốm” cùng với các thể khí sinh ra khi tiêu hóa không hấp thụ được, cứ bị đẩy đi đẩy lại, cộng với một số chất do ruột bị viêm bài tiết ra như dịch ở ruột, tế bào niêm mạc ruột, nước,…bị sức nhu động lớn làm cho sôi réo lên gây đau đớn liên tiếp từng cơn một, và tống hết ra ngoài dưới dạng phán rất loãng.

Do vậy hàng ngày chúng ta phải chú ý giữ ấm ngực, ấm bụng. Khi ngủ dù là mùa hè nóng nực cũng đừng ham nằm nơi gió lạnh, tốt nhất là nên chuẩn bị sẵn một cái chăn mỏng khi cần có thể đắp riêng phần bụng giữ cho bụng khỏi bị lạnh, khỏi bị đầy bụng. Tránh ăn các thức ăn sống lạnh như: Nghêu, sò, ốc, hến, rau sống, thức ăn để nguội qua đêm hoặc các đồ nguội chế biến sẵn, đồ để qua đêm. Về ăn uống nên chú ý, dùng các món bổ khí, huyết như canh gà, xúp gà nấu gừng, gà kho sả, xúp hải sâm, xúp hải sản, nấm tuyết ngân nhĩ… để tăng sức đề kháng. Ngày rét nên uống nước ấm, không uống trà, cà phê đặc”. Tập thể dục đều đặn để tăng sức đề kháng.

Bài trị đau bụng do lạnh bụng không dùng thuốc theo Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam)

Gặp trường hợp đau bụng do lạnh có thể sử dụng gừng. Gừng trong y học cổ truyền là một vị thuốc. Gừng tươi gọi là sinh khương, gừng khô đã chế biến gọi là can khương. Đây là vị thuốc tính ấm, có công dụng chữa được các bệnh hư nhiệt, phong hàn. Nó vẫn được dùng nhiều nhất để trị chứng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, đầy bụng, lạnh bụng. Bên cạnh gừng còn kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng hơn ngày đông.

Cách sử dụng gừng:

Bài 1: Dùng gừng tươi 50g – 80g rửa sạch, cắt mỏng, sao chín vàng, giã nát, hòa với một tách nước sôi, uống ấm từng ngụm nhỏ hoặc có thể hòa với một ít mật ong hay đường để dễ uống.

Bài 2: Dùng gừng khô 12g, củ riềng 15g-20g đem nấu với 500ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống ấm trước bữa ăn.

Khi uống có thể kết hợp xoa ấm vùng bụng, quanh rốn hoặc lấy bột lá ngải cứu quấn thành điếu, đốt cháy rồi hơ ấm lỗ rốn và chung quanh 5-10 phút. Đau bụng do cảm lạnh cũng có thể dùng một ít củ gừng đem nướng rồi đắp lên phía dưới rốn, khi đắp lót miếng giấy mỏng để không bị bỏng da hoặc lấy một ít gừng nướng rồi nhai nuốt nước.

Cách sử dụng tỏi

– Tỏi 50g, gừng sống 50g, dấm 250g, mật ong vừa đủ. Tỏi bóc vỏ rửa sạch; gừng tươi rửa sạch thái lát, tất cả cho vào bình đổ dấm và mật ong vào ngâm 30 ngày rồi dùng dần. Khi đau bụng, ăn tỏi gừng và uống 15ml nước cốt.

– Tỏi dấm 500g, rượu vàng 250g, mật ong: Tỏi bóc vỏ rửa sạch, cho vào bình có miệng rộng, đổ rượu vàng và mật ong, ngâm 10 ngày. Khi đau bụng dùng lúc đói và liên tục trong vòng 1 tuần.

Những ngày thời tiết thất thường hoặc trở lạnh, cơ thể dễ bị ảnh hưởng của khí phong hàn (gió và lạnh) gây ra một số bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, ho, bệnh về đường tiêu hóa như lạnh bụng, tiêu chảy, đau nhức xương khớp do phong thấp thể hàn. Đau bụng do lạnh nếu càng gặp lạnh càng đau, gặp nóng sẽ giảm đau. Vì vậy gừng và tỏi được sử dụng rất hiệu quả cho việc chữa đau bụng do lạnh bụng.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook