Nhộng tằm là món ăn giản dị, giàu giá trị dinh dưỡng, đồng thời cũng là bài thuốc quý chữa nhiều bệnh.
Giá trị dinh dưỡng từ nhộng tằm
Nghe nhiều người mách ăn nhộng tằm sẽ giúp trẻ chống còi xương, suy dinh dưỡng, vì thế ngày còn ở quê, chị Hà (Hà Tây, Hà Nội)thường tìm mua về nấu cháo hoặc rang cùng lá chanh đổi bữa cho cả nhà. Mỗi thángđều đặn 3 bữa, chị xay nhuyễn nhộng chế biến thức ăn, tẩm bổcho con. “Trộm vía bé Hoàng Anh nhà mình hợp với món nhộng nênlên cân trông thấy. Từ ngày chuyển nhà lên thành phố (khu Kim Mã) mình tìm nhộng tằm cũng hơi khó khăn. Cuối tuần cả nhà về quê, gia đình luôn tranh thủ đi gom nhộng để ăn dần trong tuần”, chị Hà chia sẻ.
Cũng tương tự chị Hà, bác Hoàng Hưng (50 tuổi, Đội Cấn, Hà Nội) thường xuyên bị mỏi gối, nhức xương. Nghe hàng xóm mách nước ăn nhộng sẽ thuyên giảm được bệnh nên bác mua nhộng về và chế biến theo 1 số công thức. Sau 4 tháng kiên trì, chứng nhức xương của bác Hưng đãđỡ hơn nhiều.
Nhộng tằm có vị mặn, ngọt, bùi béo, tính bình, tác dụng bổ dưỡng tốt như sâm nhung. Dân gian từ xa xưa đã biết dùng loại thực phẩm này làm món ăn hấp dẫn. Với cách chế biến không mấy cầu kỳ, nhộng tằm sẽ ngon hơn, ngậy hơn khi chế biến với hành, mỡ hoặc hẹ.
Bên cạnh đó, nhộng tằm rất tốt với trẻ em. Đây được xem là bài thuốc quý chống còi xương, suy dinh dưỡng. Trong nhộng chứa nhiều calci và phospho cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Người cao tuổi bị yếu thận, hay tiểu tiện són, táo bón dùng nhộng tằm có thểkhắc phục được tình trạng này. Đặc biệt, nhộng tằm kết hợp với hoa hẹ giúp bổ thận, dùng để trị mộng tinh, đau lưng, mỏi gối, nhức mỏi.
Những lưu ý khi chế biến nhộng
Nhộng giàu giá trị dinh dưỡng và có tác dụng chữa được nhiều chứng bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng lưu ý một số điều sau:
– Chọn loại nhộng tươi, không chọn những con để lâu thường có màu vàng nhạt, thâm đen, các đốt trên thân không dính vào nhau.
– Không ăn quá 2-3 bữa/tháng.
– Nhiều người thích ăn nhộng tằm nên thường chế biến một lần ăn nhiều bữa. Tuy nhiên đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc vì ăn nhộng đểtủ lạnh.
– Nhộng đã mua về tốt nhất nên chế biến, nấu chín ngay trong ngày hoặc bảo quản trong nhiệt độ từ 0 – 5 độ C.
– Một số trường hợp bị dị ứng khi ăn nhộng. Vậy nên, nếu ănnhộng mà phát ban, nổi mẩn ngứa hay đi ngoài thì nên ngưng ngayvà đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Mách bạn 1 số món ăn từ nhộng
– Nhộng rang lá chanh
Nguyên liệu: Nhộng: 100 gram, lá chanh, gia vị.
Cách chế biến: Rửa sạch nhộng và luộc khoảng 3 phút. Vớt nhộng, để khô. Lá chanh cắt thành sợi nhỏ. Sau khi sơ chế xong, làm nóng chảo dầu và cho nhộng, gia vị, lá chanh vào đảo đều.
– Nhộng ngâm rượu trắng
Nguyên liệu: Nhộng: 100 gram, rượu gạo 500ml.
Cách chế biến:
Nhộng rửa sạch, để ráo nước, sao khô, cho vàorượu ngâm khoảng 1 tháng thì uống được.
Nhộng ngâm rượu trắng có tác dụng hỗ trợ liệt dương, chống mệt mỏi.
– Nhộng xào hẹ
Nguyên liệu :
Nhộng 50 gram, hẹ 200 gram, gia vị hợp lý .
Cách chế biến:
Nhộng cho vào chảo dầu nóng, nêm gia vị, đunkhoảng 2 phút và cho thêm lá hẹ.
Nhộng xào hẹ có tác dụng hỗ trợngười bị táo bón, xơ vữa động mạch.
Tú Linh
Chưa có bình luận.