Thứ Hai, 05/03/2018 | 14:39

Ứng dụng công nghệ ghép tế bào gốc trong điều trị ung thư máu

Song hành với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu (ghép tủy) trong điều trị ung thư. Tính đến nay phương pháp điều trị này kéo dài 20 năm này được đánh giá là tốt nhất, hồi sinh sự sống cho bệnh nhân ung thư, đặc biệt là ung thư máu.

Trải qua 20 năm, ứng dụng công nghệ ghép tế bào gốc trong điều trị ung thư máu đã chứng kiến sự trưởng thành và nhiều thành tựu nổi bật của ngành huyết học Việt Nam.

Ngược dòng lịch sử, ngày 15/7/1995 ghi dấu mốc lịch sử của ngành huyết học Việt Nam, khi các bác sỹ Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP.HCM thực hiện thành công ca ghép tủy đầu tiên cho bệnh nhân với tủy xương nhận từ người anh trai ruột.

Người bệnh là anh Giềng Lý Bảo, bị bệnh bạch cầu kinh dòng hạt – một dạng ung thư máu ác tính, sự sống chỉ còn tính được từng ngày, nhờ ghép tế bào gốc mà cuộc đời anh bước sang trang mới. Sau thời gian ghép tủy, anh Bảo đã hoàn toàn khỏe mạnh, lấy vợ và sinh được hai người con trai.

Từ thành công đầu tiên đã mở ra một trang mới trong điều trị các bệnh máu ác tính tại Việt Nam nhờ ghép tế bào gốc.

Thống kê từ năm 1995 đến nay cho thấy phương pháp này được áp dụng rộng rãi trên cả nước, với tỉ lệ thành công ngày càng gia tăng. Đặc biệt các bệnh viện huyết học truyền máu Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc về kỹ thuật. Thực hiện thành công gần 700 ca ghép tế bào gốc cho các bệnh nhân đủ lứa tuổi khác nhau.

Tuy nhiên theo đánh giá, số lượng bệnh nhân ung thư máu được ghép tế bào gốc tại Việt Nam còn quá ít so với nhu cầu thực tế. Nguyên nhân do chi phí dù thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới, nhưng vẫn còn khá cao so với thu nhập và khả năng của đại đa số các bệnh nhân. Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng nữa là thiếu nguồn tế bào gốc phù hợp để ghép cho bệnh nhân. Vì vậy, các cơ quan chức năng đang tuyên truyền rộng rãi về phương pháp ghép tế bào gốc điều trị ung thư trong cộng đồng để người dân hiểu và áp dụng cho thành viên trong gia đình nếu không may bị mắc bệnh hiểm nghèo.

Yhocvn.net (Theo vtv.vn)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook