Dị vật đường thở là nguyên gây tắc nghẽn đường thở. Có 2 loại tắc nghẽn: tắc nghẽn không hoàn toàn hoặc tắc nghẽn đường thở hoàn toàn. Cả hai trường hợp nạn nhân đều cần được cấp cứu khẩn trương để hạn chế nguy hiểm.
Cấu tạo thanh quản
Thanh quản (larynx) là cơ quan phát âm và để thở, nằm ở trước thanh hầu, từ đốt sống CIII đến đốt CVI, nối hầu với khí quản vì vậy nó thông ở trên với hầu, ở dưới với khí quản.
Thanh quản di động ngay dưới da ở vùng cổ trước khi nuốt, hoặc khi cúi xuống, ngẩng lên. Nó phát triển cùng vói sự phát triển của bộ máy sinh dục, nên khi trưởng thành thì giọng nói cũng thay đổi (vỡ giọng), ở nam phát triển mạnh hơn vì vậy giọng nói của nam, nữ khác nhau, nam trầm đục, nữ trong cao hơn.
Thanh quản là nơi hẹp nhất của đường hô hấp dưới với cấu tạo là sin, cân cơ, niêm mạc. Trên tiếp giáp với hạ họng (xương móng), dưới khí quản (sụn nhẫn). Thanh quản là loại niêm mạc hô hấp biểu mô lát tầng, lỏng lẻo dễ phù nề.
Dấu hiệu bệnh nhân bị dị vật đường thở
Khi nạn nhân bị dị vật đường thở, dấu hiệu nhận biết thường dựa vào tình trạng dị vật gây tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn hoặc tắc nghẽn đường thở hoàn toàn. Nếu bị tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn, nạn nhân thường có triệu chứng ho và cố ho, khạc để tống dị vật ra ngoài. Có thể có biểu hiện khó thở hoặc thở bất thường. Nếu bị tắc nghẽn đường thở hoàn toàn, nạn nhân không nói được, tay ôm lấy cổ; ở trong tình trạng khó thở, cố gắng thở, mắt trợn ngược, vẻ mặt hoảng hốt. Mặt của nạn nhân đỏ bừng, mạch máu ở cổ nổi phồng; môi và lưỡi bị tím tái dần.
Đối với nạn nhân còn tỉnh:
Có thể để nạn nhân ở tư thế đứng hay tư thế ngồi trên ghế dựa, người cấp cứu đứng sau nạn nhân, hai cánh tay ôm vòng trước ngực nạn nhân. Một bàn tay nắm lại, bàn tay kia nắm lấy cổ tay của bàn tay nắm. Nắm tay để vào bụng nạn nhân trên rốn dưới xương ức.
Mục đích của phương pháp này là bằng một động tác giật đưa người từ dưới lên, lực đã tác động đẩy cơ hoành tống không khí trong phổi, khí quản, phế quản, hy vọng dị vật bật lên miệng. Mỗi động tác cần mạnh, dứt khoát, làm đi làm lại 10 lần. Cần theo dõi miệng nạn nhân, nếu dị vật xuất hiện thì nhanh chóng lấy ra.
Đối với nạn nhân bất tỉnh:
Đặt nạn nhân ở tư thế nằm, người cấp cứu quỳ trên người nạn nhân. Đặt bàn tay trên bụng nạn nhân, giữa rốn và xương ức, bàn tay kia đặt trên bàn tay này, làm động tác đẩy mạnh và nhanh lên phía trên, làm đi làm lại 10 lần, cần theo dõi miệng nạn nhân, nếu dị vật xuất hiện thì nhanh chóng lấy ra.
Ngoài ra còn một số phương pháp khác áp dụng với từng độ tuổi
Biện pháp vỗ lưng và ép ngực: Áp dụng đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
Biện pháp vỗ lưng:
Người sơ cứu ngồi hoặc đứng, chân đưa ra phía trước. Đặt trẻ nằm sấp dọc theo mặt trước cẳng tay của người sơ cứu trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp rồi vỗ 5 lần (lực vừa phải) vào lưng của trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai. Nếu dị vật chưa thoát ra thì lập tức dùng biện pháp ép ngực.
Biện pháp ép ngực:
Lật trẻ nằm ngửa dọc theo cẳng tay trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp, dùng 2 ngón trỏ và giữa của bàn tay kia ấn vào điểm giao nhau giữa xương ức và đường nối hai núm vú 5 lần (lực ấn vừa phải). Nên làm luân phiên 2 biện pháp vỗ lưng và ép ngực cho đến khi dị vật đường thở được tống ra ngoài.
Biện pháp vỗ lưng và ép bụng cấp cứu dị vật đường thở.
Biện pháp vỗ lưng và ép bụng: Áp dụng đối với trẻ từ 1 đến 8 tuổi.
Dị vật đường thở là một tai nạn có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ cao nhất ở trẻ 2 – 4 tuổi. Theo thống kê của Bệnh viện Bạch Mai thì có đến 25% gặp ở trẻ dưới 2 tuổi và 95% gặp ở trẻ dưới 4 tuổi. Dị vật đường thở hay gặp nhất là hạt lạc, rồi đến hạt ngô, hạt dưa, hạt na, hạt hồng bì, hạt chôm chôm, hạt nhãn, mẩu xương, vỏ tôm, cua, đốt xương cá, mảnh đồ nhựa, kim, cặp tóc… Đối với người lớn, dị vật đường thở xảy ra do ăn uống bị sặc, nghẹn, chất nôn trào ngược vào đường thở. Ngoài ra cũng có thể do tai nạn làm cho máu, chất dịch, răng, bùn, đất rơi vào đường thở… Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị bất tỉnh, ngừng tim và dẫn đến tử vong.
Biện pháp vỗ lưng:
Người sơ cứu quỳ, cho trẻ đứng, cúi đầu thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ một bên trẻ, 1 tay đỡ ngực, 1 tay vỗ 5 lần vào lưng trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai, nếu dị vật chưa ra thì phối hợp dùng biện pháp ép bụng.
Biện pháp ép bụng:
Cho trẻ đứng, đầu cúi thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ ở phía sau trẻ, vòng 2 tay về phía trước bụng của trẻ, 1 tay người sơ cứu nắm lại như nắm đấm đặt vào vị trí điểm giữa rốn và mũi ức, bàn tay còn lại nắm bọc ra ngoài bàn tay kia cho chặt lại. Sau đó ép bụng đột ngột 5 lần. Nếu dị vật đường thở chưa được tống ra ngoài, cần làm xen kẽ hai biện pháp cho đến khi dị vật được tống ra ngoài.
Biện pháp vỗ lưng và ép bụng: Áp dụng đối với trẻ trên 8 tuổi và người lớn.
Biện pháp vỗ lưng:
Cho nạn nhân đứng, cúi đầu thấp, miệng há ra. Người sơ cứu đứng ở một bên nạn nhân, 1 tay đỡ ngực nạn nhân, 1 tay vỗ mạnh vào lưng 5 lần ở vị trí giữa hai xương bả vai của nạn nhân. Nếu dị vật chưa được tống ra ngoài thì dùng biện pháp ép bụng.
Biện pháp ép bụng:
Cho trẻ đứng, đầu cúi thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ ở phía sau trẻ, vòng 2 tay về phía trước bụng của trẻ, 1 tay người sơ cứu nắm lại như nắm đấm đặt vào vị trí điểm giữa rốn và mũi ức, bàn tay còn lại nắm bọc ra ngoài bàn tay kia cho chặt lại. Sau đó ép bụng đột ngột 5 lần. Nếu dị vật đường thở chưa được tống ra ngoài, cần làm xen kẽ hai biện pháp cho đến khi dị vật được tống ra ngoài.
Nếu chính bạn bị hóc: Đặt một nắm tay lên trên rốn. Xòe tay kia nắm lấy nắm đấm của tay bên này và cúi người qua một bề mặt cứng – như mặt quầy hàng hoặc ghế. Thúc nắm đấm theo hướng vào trong và lên trên.
Phòng tránh hóc dị vật vào đường thở cho trẻ em
Sơ cứu là kỹ năng cha mẹ cần biết tuy nhiên công việc này không đơn giản vì vậy việc phòng tránh là cần thiết:
– Thức ăn chế biến cho trẻ không được lẫn xương, lẫn hạt, lẫn các vẩy cá, bã cua…
– Khi trẻ đang khóc hoặc cười lớn thì không nên đút thức ăn, hoặc cho uống thuốc, không để trẻ vừa ăn vừa chơi.
– Khi bón bột, bón cơm không để ngả đẩu trẻ về phía sau, hoặc vừa ăn vừa đùa nghịch làm thức ăn lọt vào đường thở.
– Không nên để cho trẻ ăn thức ăn dễ hóc như: hạt na, lạc, quất, hồng bì, hạt bí, hạt dưa…
– Không cho trẻ cầm các loại đồ chơi, các vật nhỏ dễ khiến trẻ bỏ vào miệng ngậm.
– Tập cho trẻ thói quen không được ngậm bất cứ thứ gì trong miệng.
– Nếu thấy trẻ đang ngậm hoặc ăn những thứ dễ hóc, không nên hoảng hốt, la mắng làm trẻ giật mình khiến vật đó chui vào đường thở.
– Khi ăn, tập cho trẻ thói quen ăn chậm, nhai kỹ.
Lưu ý:
Khi bị dị vật chui vào đường thở không nên cố gắng dùng dùng tay để móc ra hoặc vuốt xuôi khi trẻ hóc vì có thể làm dị vật chui sâu vào đường thở khiến tình trạng trở nên nguy hiểm hơn.
Bên cạnh đó, sau khi làm mọi thao tác như trên mà dị vật không bắn ra được thì cần khẩn trương đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để các bác sĩ tiến hành lấy dị vật, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.