Chúng ta thường có thói quen đi ra ngoài mua thực phẩm đựng trong túi nhựa rồi mang về nhà trực tiếp để túi thức ăn vào tủ lạnh
Nhưng đây là cách làm hoàn toàn sai lầm! Bạn có biết làm như vậy gây nguy hại rấtlớn đến sức khỏe?
1, Thành phần túi nilon có thể chứa những độc tố sau:
① Benzo topiramate: Gây ung thư
Túi nilon với màu sắc đa dạng, hầu hết được tái chế từ chất màu tổng hợp thường chứa benzopyrene, một chất gây ung thư cao, sau khi tiếp xúc với thực phẩm, có thể chuyển giao cho thực phẩm.
Các chuyên gia nói rằng hydrocacbon thơm đa vòng, IARC được xếp vào nhóm chất gây ung thư mạnh mẽ nhưng vẫn đứng sau benzopyrene (vậy là rõ ràng bọc ni lông là một sản phẩm tái chế cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe con người).
② Chất nhựa dẻo: Gây ra 7 loại bệnh
Chất nhựa dẻo, còn được gọi là nhựa nhân tạo. Bề mặt của túi nhựa nếu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và các thành phần đó nuốt vào cơ thế, sẽ gây ra nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Tích lũy lâu dài trong cơ thể làm tăng cao hơn độc tính của melamine, có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, làm giảm khả năng miễn dịch, điều đáng sợ nhất là ảnh hưởng đến năng lực sinh tồn, có thể làm ngắn bộ phận sinh dụcmột cách rõ ràng hơn nữa có thể gây dậy thì sớm.
Theo số liệu thống kê cho thấy khi đựng trong túi nhựa mà làm nóng trên 50 ℃, một loạt những chất độc hại sẽ chảy ra thâm nhập vào thực phẩm, ăn những loại thực phẩm như vậy nguy hại rất lớn cho sức khỏe về lâu dài.
Bữa sáng chúng ta thường mua những chiếc bánh rán nóng, bánh bao nóng, và rất nhiều thứ khác đều dùng túi nilon không đủ tiêu chuẩn để gói đựng, cực kỳ nguy hiểm!
③ Phthalates: Tăng nguy cơ tiểu đường
Một nghiên cứu tại Đại học Uppsala ở Thụy Điển nhận thấy trong chất dẻo thườngphát hiện một chất gọi là phthalates, sẽ phá hoại quá trình sản xuất insulin, có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường người già loại 2.
2, Độ ẩm quá cao dễ gây biến chất
Rau quả được đựng trong túi nhựa, độ ẩm xung quanh tương đối cao, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng sinh sản, dẫn đến suy giảm chất dinh dưỡng có trong các loại rau củ. Nếu bạn dùng túi nhựa, thời gian dự trữ thực phẩm không nên quá dài.
3, Thiếu thông gió khiến chất dinh dưỡng bị tiêu hao
Thiếu hụt oxy, trái cây và rau quả, sẽ tiêu hao đi một lượng dinh dưỡng, và có thể gâyngộ độc trên các tế bào khi có chất acetaldehyde và rượu, do đó, chúng ta phải chú ý đến việc thông khí thoáng gió trong tủ lạnh để đảm bảo việc cung cấp oxy.
Tuy nhiên, nếu không sử dụng túi nilon, thì dùng gì để đóng gói thực phẩm?
Thực phẩm bên trong ngăn mát và ngăn đông lạnh nên bọc bằng màng bọc thực phẩm, chứ không phải là túi nhựa thông thường. Màng bọc thực phẩm có độ thẩm thấu tốt hơn và hiệu suất bảo quản cũng tốt hơn so với túi nhựa thông thường.
Mẹo bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh:
Thực phẩm là rau củ nều để nguyên rễ sẽ bảo quản tương đối dễ dàng hơn, tốt nhất là nên để nguyên vẹn một ít bùn đất còn ít trong rễ vào chung đặt ở ngăn mát thông gió.
Cải thảo hoặc bắp cải nên cắt bỏ lá đầu tiên, sau đó bọc bằng màng bọc thực phẩm rồiđặt trong tủ lạnh, có thể bảo quản trong khoảng 7-10 ngày.
Nếu để ớt tươi trực tiếp vào ngăn lạnh, ớt sẽ bị mềm, tốt nhất là để vào trong túi kíntrước khi cho vào tủ lạnh.
Cà chua cần để cả cuống sống vào mới bảo quản lâu được.
Trái cây tốt nhất là để dọc thẳng đứng, để cuống hướng lên, giảm bớt hao hụt vitaminbên trong. Nếu bạn gọt vỏ trái cây rồi ngâm trong nước sôi để nguội, có thể ngăn chặn quá trình oxy hóa giữ cho màu sắc như ban đầu, cũng như giữ cho trái cây có độ giòn và ngọt.
Đã mở một chai rượu mà chưa uống hết, phương pháp kinh tế nhất là đổ phần còn lạivào một chai nhỏ, sau đó có thể bảo quản ít nhất trong một ngày.
Hầu như mỗi ngày chúng ta đều sử dụng túi nhựa nilon
Vì sức khỏe của bản thân, chúng ta vẫn là nên lựa chọn loại túi nilong vô hại để sử dụng
Điều đầu tiên cần biết, trên thị trường có hai loại túi nilon nào?
1, Túi nhựa vô hại: Vật liệu polyethylene, polypropylene, melamine đều có thể sử dụng để đóng gói thực phẩm.
2, Túi nhựa độc hại: Làm bằng nhựa vinyl clorua. Chỉ sử dụng như bao bì, dùng để đóng gói thực phẩm dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao.
Thứ hai, làm thế nào để xác định xem các túi nhựa có độc hại không?
Cách 1: “Chạm”: Bạn có thể chạm vào túi ni lông, cảm nhận bằng tay.
Túi nhựa vô hại: khi sờ vào sẽ có cảm giác dầu bôi trơn.
Túi nhựa độc hại: cảm thấy dính, se, túi nhựa độc hại màu sắc thường sẽ có những vệtmờ và chấm liti có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Cách 2: “Ngửi”: Bạn có thể ngửi mùi để có những phán đoán đầu tiên.
Túi nhựa vô hại: không có mùi đặc biệt.
Túi nhựa độc hại: kích ứng và buồn nôn thường có mùi bất thường, chủ yếu là do chấtđộc hại. túi nhựa độc hại được làm từ chất dẻo có các phụ gia vượt quá mức quy định,và có chất lượng kém.
Cách 3: “Giũ”: Giữ lấy phần tay cầm của túi rồi dùng lực giũ mạnh.
Túi nhựa vô hại: Phát ra âm thanh “hoa la la” giòn và rõ.
Túi nhựa độc hại: Không có âm thanh hoặc âm thanh rất nhẹ nhàng.
Cách 4: “Đốt”: Cắt góc của túi nhựa, đốt cháy trên ngọn lửa.
Túi nhựa vô hại: Dễ cháy và chảy thành nước lỏng, không bốc khói, khi kéo ra khỏi lửa vẫn còn tiếp tục cháy, phát ra mùi hương parafin.
Túi nhựa độc hại: Rất khó cháy, khi cháy không sùi bọt nhưng bốc khói, có mùi lạ, khi kéo ra khỏi lửa sẽ tắt ngấm, phát ra một mùi hăng.
Cách 5: “Ngâm”: Thả túi nhựa vào nước, dùng tay nhấn xuống phía dưới, chờ xem phản ứng.
Túi nhựa vô hại: nổi lên.
Túi nhựa độc hại: dễ chìm xuống.
Video: Màn ảo thuật cực đỉnh của cặp đôi gây sửng sốt!
Theo vnhot
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.