Chủ Nhật, 06/09/2015 | 14:31

Loãng xương đang ngày càng được phát hiện nhiều mặc dù chế độ ăn của người dân đã tốt lên. Phòng và điều trị loãng xương đang rất được quan tâm trong cộng đồng

Các biện pháp điều trị không dùng thuốc

– Cần duy trì các bài tậpthể dục nếu không có chống chỉ định để:

+ Chịu đựng sức năng của cơ thể (đi bộ, chạy bộ..)

+ Các bài tập tăng sức mạnh của cơ (kháng lực, nhấc vật nặng ,cử tạ)

– Chế độ ăn giàu calci từ khi còn thiếu niên và khi còn trẻ

– Tránh sử dụng thuốc lá, rượu

– Bệnh nhân đã có nguy cơ loãng xương cần tránh ngã để tránh gẫy xương. Đánh giá các yếu tố nguy cơ của ngã (tình trạng cơ lực, thần kinh, thị lực…) có thể dùng nẹp bảo vệ khớp háng, tránh gãy cổ xương đùi

– Khi có biến dạng cột sống, có thể đeo áo bột cố định cột sống để trợ giúp cột sống

Điều trị bằng thuốc:

Kết hợp calci và vitamin D3:

– Trong mọi phác đồ, cần cung cấp đủ Calci, liều tuỳ thuộc tuổi.

+ Liều calci khuyến cáo:

. TE: 500 – 800mg/ ngày

. Tuổi dạy thì: 1.300mg/ ngày

. 20 – 50 tuổi: 1.000mg/ ngày

. > 50 tuổi: 1200mg/ ngày

. Có thai và cho con bú: 1000 – 1300mg/ ngày

+ Nếu chế độ ăn không đủ, cần cung cấp calci dưới dạng sữa nonskim, hoặc viên calci carbonat, calcium citrat

– Nên kết hợp bổ sung Calci và vitamin D3.

+ Liều vitamin D3 khuyến cáo:

. TE và người lớn < 50 tuổi: 200 UI/ ngày

. 50 – 70 tuổi: 400 UI/ ngày

. 70 tuổi: 600 UI/ ngày

. Phụ nữ có thai và cho con bú: 200UI/ ngày

+ Có nhiều loại Vit D3, trong đó Calcitriol là dạng hoạt tính sinh học: Rocaltrol 0,25microgam/ viên x 1 – 2 viên/ ngày

Nhóm biphosphonat:

– Có hoạt tính kháng huỷ xương với sự giảm tiêu xương, làm chậm chu trình tân tạo xương

– Thuốc dùng kết hợp calci và vitamin D

– Là nhóm thuốc hiệu quả nhất trong điều trị loãng xương

– Thuốc:

+ Alendronate (FOSAMAX) viên 10mg, ngày uống 1 viên hoặc viên 70mg, tuần uống 1 viên

+ Risedronate: viên 5mg ngày uống 1 viên hoặc viên 35mg, tuần uống 1 viên

+ Pamidronate (AREDIA) 30mg/ ống: chỉ định trong trường hợp loãng xương nặng hoặc loãng xương thứ phát do K di căn, đa u tuỷ xương hoặc trong trường hợp tăng Calci máu.

– Đối với các thuốc viên, cần uống nhiều nước, uống lúc đói để tăng hấp thu thuốc, phải đứng hoặc ngồi thẳng ít nhất 30 phút sau khi uống

– Tác dụng phụ: không dung nạp dạ dày ruột, loét thực quản

Calcitonin:

– Chỉ định trong trường hợp loãng xương nhẹ hoặc mới gãy xương vì có tác dụng giảm đau khá tốt. Nếu T score < -2,5: nên dùng biphosphonate

– Thuốc: Miacalcic 50 UI, TB ngày 1 lọ hoặc xịt niêm mạc mũi ngày 1 lần – Tác dụng phụ: buồn nôn

SERM:

– Nhóm thuốc thay đổi thụ thể estrogen chọn lọc

– Là chất đối kháng estrogen, do đó có tác dụng ức chế huỷ xương

– Với tính chất như trị liệu hormon thay thế nhưng không phải hormon thực nên tránh được các nguy cơ của hormon như ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng.

– Thuốc: Bonmax 60mg, 1 viên/ ngày

Các steroid tăng đồng hoá:

– Dẫn xuất tổng hợp của androgen testosteron

– Đã không được dùng ở Pháp, Mỹ để điều trị loãng xương

– Thuốc: Durabolin 35mg hoặc Deca Durabolin 50mg

Hormon cận giáp trạng (PTH 1-34)

– Là thuốc đầu tiên có khả năng tạo xương, hiệu quả chống loãng xương

– Chống chỉ định loãng xương có nguy cơ ung thư vì thuốc gây ung thư ở chuột

– Thuốc: Forsteo, 20 – 40microgam/ ngày, TDD, ngày 1 lần

Điều trị khi gãy xương:

– Bó bột tốt hoặc cố định bất động với xương ngoại vi

– Xẹp đốt sống có thể bơm xi măng vào đốt sống

– Nghỉ ngơi tại giường trong cơn đau cấp (72h – 2 tuần), sau đó vận động từ từ

– Giảm đau bằng các thuốc giảm đau theo bậc, tránh dùng chế phẩm thuốc phiện vì gây táo bón

– Nẹp áo đỡ cột sống có thể cần dùng

– Gãy xương háng cần có đai bó bột và khi cần có thể can thiệp phẫu thuật, thay khớp và vật lý trị liệu

Điều trị dự phòng:

– Thay đổi lối sống và các biện pháp không dùng thuốc như trên

– Các nội tiết tố:

+ Chỉ có lợi về bổ sung hormon sinh dục mà ít hiệu quả trong dự phòng loãng xương sau mãn kinh

+ Thường chỉ định ở phụ nữ sau mãn kinh cần bổ sung liệu pháp hormon, Livial 2,5mg

+ Ở nam giới có thể dùng nội tiết tố nam

+ Cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Nguy cơ là tăng sinh nội mạc tử cung và ung thư hoá, các nguy cơ bệnh tim mạch

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook