Thứ Hai, 14/06/2021 | 22:31

Các nghiên cứu trên động vật có thể không đúng với con người vì sao?

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc bỏ qua nhịp sinh học của động vật trong nhiều nghiên cứu có thể cản trở khả năng theo dõi dọc của nghiên cứu, ảnh hưởng đến độ tin cậy, tính hợp lệ của nghiên cư s đó.

Theo một phân tích mới của trường Đại học West Virginia, chuột, chuột cống chiếm phần lớn các mô hình động vật trong các nghiên cứu y sinh của họ, là loài hoạt động về đêm trong khi hầu hết các cuộc thử nghiệm lại diễn ra ban ngày. Điều này giống như chúng ta thức dậy lúc 3 giờ sáng ghi nhớ 20 mặt hàng trong danh mục mua sắm hoặc phải vượt qua kỳ thi lái xe vào lúc này.

Một cuộc khảo sát nghiên cứu động vật trên tám lĩnh vực tâm lý sinh học cho thấy hầu hết các thử nghiệm hành vi được tiến hành vào ban ngày, khi các loài gặm nhấm bình thường sẽ nghỉ ngơi.

Randy Nelson, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: “Có những biến động hàng ngày đáng kể này trong quá trình trao đổi chất, chức năng miễn dịch, học tập, ghi nhớ, nhận thức….nói chung là đều bị bỏ qua”. “Bạn chỉ cần tự hỏi: điều đó ảnh hưởng đến kết quả ở mức độ nào?”

Các nghiên cứu trên động vật có thể không đúng với con người vì sao
Các nghiên cứu trên động vật có thể không đúng với con người vì sao

Nelson là chủ nhiệm Khoa Khoa học Thần kinh – Trường Y và đứng đầu nghiên cứu khoa học cơ bản cho Viện Khoa học Thần kinh Rockefeller (RNI).

Kết quả nghiên cứu của ông được công bố trên Neuroscience and Behavioral Reviews. Nelson và các đồng nghiệp – các nhà nghiên cứu của RNI Jacob Bumgarner, William Walker và Courtney DeVries – đã kiểm tra trích dẫn 25 bài báo thường xuyên nhất của mỗi loại trong số tám loại hành vi của loài gặm nhấm: học hành, ghi nhớ, cảm giác và nhận thức, chú ý, ăn uống, giao phối, hành vi của mẹ, gây hấn và tìm kiếm thuốc.

Đối với mỗi nghiên cứu, họ xác định nên thực hiện thử nghiệm hành vi vào ban ngày, vào ban đêm hay cả hai. Họ cũng xác định nghiên cứu nào báo cáo thông tin về thời gian hoặc báo cáo nào không có thông tin về thời gian.

Nhìn chung, chỉ 20% các nghiên cứu báo cáo thử nghiệm ban đêm. 17% báo cáo thử nghiệm ban ngày và 7,5% báo cáo cả hai. Phần còn lại của các nghiên cứu hoặc không đề cập đến thời điểm thử nghiệm diễn ra (42%) hoặc không rõ ràng về thời điểm (13,5 %).

Ngay cả trong số các nghiên cứu được thực hiện vào ban đêm, hầu hết đều không mô tả chi tiết cách các tác giả bảo vệ nhịp sinh học của loài gặm nhấm. Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã quan sát các con vật vào thời gian nào? Ban ngày họ có nhốt các con vật trong bóng tối không? Nếu vậy, họ giữ cho ánh sáng không xâm nhập vào phòng mỗi khi ai đó mở cửa hoặc bật đèn hành lang ra sao? Trong hầu hết các trường hợp, không thể biết được điều kiện nghiên cứu.

Tuy nhiên, việc ghi lại các thông tin này rất quan trọng đối với khả năng theo dõi dọc của một nghiên cứu. Nếu không biết điều kiện thử nghiệm lần đầu ra sao, các nhà khoa học khác không thể thực hành thử nghiệm lại để xem liệu họ có thu được kết quả khác hay không. Việc thực hiện thử nghiệm nhiều lần trong các điều kiện khác nhau, là cơ sở của tất cả các nghiên cứu khoa học.

“Chúng tôi muốn đảm bảo các nhà nghiên cứu tiến hành, báo cáo khoa học tốt nhất mà họ có thể làm”, Nelson nói. “Điều này rất quan trọng bởi vì, cùng với Viện Y tế Quốc gia, chúng tôi muốn cải thiện tính nghiêm ngặt và khả năng theo dõi dọc của các công trình khoa học”.

Không tính toán được thời gian trong ngày không chỉ gây nguy hiểm cho khả năng theo dõi của nghiên cứu trên động vật mà kết quả đó cũng ít có khả năng áp dụng đối với con người. Trong ngày, con người có xu hướng hoạt động khi mặt trời mọc, nghỉ ngơi khi mặt trời lặn. Còn loài gặp nhấm thì ngược lại, chúng hoạt động về đêm mà các nhà khoa học thường thực hiện ban ngày trong các nghiên cứu y sinh.

Nếu các nhà khoa học bỏ qua sự khác biệt này, có thể làm giảm giá trị dữ liệu khi họ cố gắng ước tính giá trị kết quả đó cho con người. 

Nelson nói: “Nếu bạn đang thử nghiệm một con chuột trong thời kỳ hoạt động của nó, tức là trong bóng tối, bạn có thể chuyển những dữ liệu đó sang loài hoạt động ban ngày trong thời gian đó. “Tôi nghĩ vậy là phù hợp”; “Nhưng dưới ánh sáng, hành vi ban ngày của chuột khó có thể so sánh được với hành vi của một con người. “Điều này giống như đánh thức bạn lúc ba giờ sáng và nói: chúng ta hãy đi bộ một vòng” Bạn chắc chắn sẽ không làm tốt việc này vào thời điểm như vậy.

Vì vậy, các nhà nghiên cứu có thể lập kế hoạch thực hiện nghiên cứu ban ngày về loài gặm nhấm về đêm khi nhịp sinh học của chúng xung đột một cách tự nhiên ra sao? Một bước mà Nelson có thể làm là đảo ngược chu kỳ sáng / tối của loài gặm nhấm bằng cách nhốt chúng trong bóng tối hoàn toàn vào ban ngày và bật đèn vào ban đêm. Bằng cách này, bà và các đồng nghiệp của mình có thể quan sát các loài động vật trong giai đoạn hoạt động của chúng trong điều kiện mô phỏng “ban đêm” mà không cần đến phòng thử nghiệm lúc nửa đêm.

Khi các nhà nghiên cứu thử nghiệm động vật vào ban ngày, họ có thể làm như vậy dưới ánh sáng đỏ mờ thay vì ánh sáng trắng, thông thường. Để hoàn thành hiệu ứng, có thể che các cửa sổ thậm chí bằng một bức màn màu đỏ. Động vật gặm nhấm không thể nhìn thấy ánh sáng đỏ, vì vậy nó sẽ không làm gián đoạn nhịp sinh học của chúng.

Một số phòng thử nghiệm được trang bị hệ thống chiếu sáng trên cao màu đỏ, nhưng ngay cả khi các nhà nghiên cứu không thể tiếp cận một không gian như vậy, vẫn có cách giải quyết vấn đề. “Bạn có thể sử dụng ánh sáng của thợ mỏ với một ít ánh sáng đỏ trong đó”, Nelson nói. “Điều đó thực sự hoạt động tốt”.

Kính nhìn ban đêm là một lựa chọn khác.

Trong bất kỳ trường hợp nào, việc ghi lại các phương pháp này chi tiết là rất quan trọng.

“Mục tiêu của bài viết này là để đảm bảo rằng, chúng ta nâng cao nhận thức về phương pháp nghiên cứu, cách thức thực hiện, thời gian thực hiện”, Nelson nói. Với tư cách là một nhóm các nhà nghiên cứu y sinh nếu chúng tôi phớt lờ điều đó thì liệu những dữ liệu đó có thể chuyển từ động vật hoạt động về đêm sang động vật hoạt động ban ngày hay con người hay không?

Yhocvn.net (Theo Lab Manager)

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Áo nghiên cứu làm giảm cholesterol bằng cách tiêm vắc-xin

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook