Chủ Nhật, 09/09/2018 | 16:11

Các biện pháp điều trị bệnh huyết áp không dùng thuốc

Tăng huyết áp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới, mỗi năm cướp đi sinh mạng trên 7 triệu người.

Tại Việt Nam, hiện có gần 21 triệu người mắc tăng huyết áp. Số người tử vong vì tăng huyết áp mỗi năm cao hơn 10 lần số người tử vong vì tai nạn giao thông.

Mặc dù tăng huyết áp là một bệnh lý đã được biết tới từ lâu, nhưng việc điều trị tăng huyết áp không bao giờ là điều dễ dàng, ngay cả tại các nước tiên tiến, tỷ lệ bệnh nhân được kiểm soát tới mức huyết áp mục tiêu cũng còn thấp so với kỳ vọng.

Các biện pháp điều trị không dùng thuốc trong tăng huyết áp đóng vai trò hết sức quan trọng trong kiểm soát và điều trị tiền tăng huyết áp và tăng huyết áp nhưng lại chưa được bệnh nhân nhận thức một cách đầy đủ. Ðiều này càng làm cho việc kiểm soát huyết áp khó khăn hơn.

GS Lợi cho biết, năm 2002, nhóm nghiên cứu của Viện Tim mạch quốc gia khảo sát tại 8 tỉnh gồm Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thái Bình, Nghệ An… cho thấy tỉ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành ở mức 16,3%, nhưng đến năm 2008 tăng lên 28,5% và lên tới 47,3% vào năm 2015.

“Con số khủng khiếp quá, đến bây giờ chúng tôi cũng chưa dám tin vào con số 47,3% đó, đây là nguy cơ cực kỳ lớn”, GS Lợi nói.

Tăng huyết áp ngoài gây suy thận, nhồi máu cơ tim còn gây ra các biến chứng tai biến mạch máu não, xuất huyết não, vỡ mạch máu não. Đó chính lí do, nhiều người tử vong đột ngột trong vòng 1-2 phút mà không biết nguyên nhân.

Tại Việt Nam, theo các thống kê chỉ 2% bệnh nhân được điều trị khống chế huyết áp tốt. Rất nhiều bệnh nhân không được điều trị đúng cách. Trong khi đó rất nhiều người bỏ qua phương pháp điều trị rẻ tiền là điều trị không dùng thuốc.

Các biện pháp điều trị không dùng thuốc đã được chứng minh là có hiệu quả tốt và không độc lại gì cho bệnh nhân, lại rẻ tiền.

Nên áp dụng ngay từ đâu

Việc xác định giới hạn áp dụng các biện pháp không dùng thuốc đến đâu là thích hợp cho mỗi bệnh nhân, việc đánh giá lại kết quả điều trị, biện pháp này nhiều khi rất khó chính xác.

Đây được coi như là một biện pháp bổ sung.

1, Hạn chế ăn muối

Vấn đề quan trọng hàng đầu trong các biện pháp điều trị không dùng thuốc là giảm muối ăn tức là giảm Natri.

Từ lâu, người ta đã chứng minh: ăn giảm muối, có tác dụng làm hạ huyết áp ở người đã có tăng huyết áp. Người ta cũng biết khi Natri tăng cao trong các sợi cơ trơn thành mạch máu sẽ tăng nhạy cảm của thành mạch với chất gây co mạch do đó làm tăng huyết áp.

Yêu cầu mỗi ngày của một người là 4 gram nhưng thực tế ta thường ăn tới l0 gam hoặc hơn nữa. Muối nhiều trong các thức ăn mặn như: Nước mắm, mắm tôm, v.v.

Ăn mặn hay ăn nhạt thường là do thói quen, tất nhiên khi ăn mặm nhiều thì Natri thải ra cũng nhiều

Một số thức ăn khác cũng có nhiều Natri như mỳ chính là natri glutamate.

Nếu giảm muối xụống 0,4 gam ngày huyết áp hạ xuống rõ rệt. Tuy nhiên có người bệnh cảm thấy rất khó chịu khi phải ăn nhạt kéo dài.

Vai trò của ăn giảm muối trong bệnh tăng huyết áp đã được chứng minh và hiện nay vẫn còn đang tiếp tục nghiên cứu.

2, Ăn để giảm trọng lượng cơ thể

Mặc dù không phải tất cả người tăng huyết áp đều béo, nhưng nhiều người béo có tăng huyết áp, cho nên việc giảm trọng lượng là rất cần thiết, riêng việc giảm ăn cũng có thể đã làm hạ huyết ảp ở người tăng huyết áp.

3, Giảm trọng lượng đơn thuần áp dụng cho người tăng huyết áp nhẹ.

Còn tăng huyết áp trung bình và nặng thì phải kết hợp giảm trọng lượng cơ thể và điều trị bằng thuốc.

Có hai cách giảm trọng lượng: giảm ăn và tăng hoạt động.

4, Ăn giảm mỡ động vật, tăng mỡ thực vật và vitamin

Giảm ăn mỡ động vật, nên thay mỡ động vật bằng dầu thực vật. Dầu thực vật chứa nhiều Vitamin F là những axít béo không bão hoà, có vai trò quan trọng trong việc điều hoà cholesterol máu.

Dầu thực vật hay dùng như dầu hướng dương dầu đậu tương có nhiều Vitamin F.

5, Giảm thức ăn có nhiều Cholesterol, như lòng đỏ trứng, tim, thận, não.

6, Tăng cường dùng bổ sung vitamin E

Vitamin E cũng được chú ý vì là chất chống oxy hoá mạnh, có vai trò trong chống xơ vữa động mạch bảo

7, Chú ý về Kali

Vì trong điều trị tăng huyết áp hay dùng thuốc lợi tiểu thải Natri đồng thời thải Kali, vì vậy dễ gây chuột rút, nên chú ý bồi phụ cho đủ, vì Kali là chất điện giải cần cho hoạt động cơ tim. Kali có nhiều trong đậu, chuối, rau cải, cà chua.

Chế độ ăn nói trên thường phải kết hợp với điều trị thuốc. Nếu bệnh nhân không chịu chấp hành hoặc chưa quen chế độ ăn giảm trọng luợng và giảm muối thì cứ điều trị thuốc, không thể cho bệnh nhân thực hiện chế độ ăn trước rồi mới dùng thuốc sau.

Bảng tham khảo hàm lượng Natri, Kali trong một số thực phẩm.

100 gam thực phẩm

Natri (mg) Kali (mg)
Chuối

 

1 420
Bưởi 2 198
Dưa hấu 12 230
Cam 0,3 170
Đậu tương khô 4 1900
Đậu trắng 2 1310
Cải bắp 13 227
Súp lơ 16 400
Cà rốt 50 310
Ngô tươi 0,4 300
Khoai tây 3 410
Bí ngô 1 457
Cà chua 3 268
Bánh mỳ 385 132
Thịt gà 83 359
Thịt lợn 62 326
Cá chép 51 285
Cá thu 144 358
Tôm 140 250

8, Tập thể dục

Tập thể dục đều đặn có thể có lợi cho người tăng huyết áp nhẹ; tuy chưa có thí nghiệm và chứng minh, cho sự thay đổi rõ ràng của huyết áp. Qua theo dõi một số bệnh nhân tăng huyết áp ở một câu lạc bộ sức khoẻ tuổi già, việc tập thể dục và, các bài khí công có tác dụng tốt, làm cho bệnh nhân thoải mái, sảng khoái tinh thần và tăng huyết áp có xu hướng hạ. Hiện nay, người ta cho rằng, tập thể dục, dưỡng sinh có thể dự phòng được xơ vữa động mạch do nó làm tăng HDL – Cholesterol. Những bệnh nhân tăng huyết áp vừa và nặng thì cần lưu ý hơn, không được tập quá sức, không tham gia các môn đấu đòi hỏi nhiều về sự cố gắng thể lực.

Vì khi luyện tập nhiều, nhu cầu oxy cho các hoạt động đòi hỏi tim đập nhanh hơn, mạnh hơn để đảm bảo đưa máu tới được nhiều, trong khi tim đã phải chịu gánh nặng thường xuyên đo tăng huyết áp, các tổn thương tim sẽ ngày càng lên nhanh chóng, dẫn tới suy tim.

9, Chế độ sinh hoạt, làm việc

Chế độ làm việc phải khoa học, điều độ, thời gian nghỉ ngơi tích cực phù hợp, đảm bảo ngủ đủ, tránh stress tâm thần kinh, sống thoải mái, sảng khoái vui vẻ.

10, Bỏ thuốc lá, rượu, bia

Hút thuốc lá lúc đầu không phải là nguyên nhân tăng huyết áp nhưng là yểu tố đe dọa quan trọng của bệnh. Ngườị không hút thuốc lá ít nguy cơ bệnh mạch vành hơn người hút thuốc lá.

Cần phải bỏ hẳn việc hút thuốc với người đã có tăng huyết áp.

Mối liên hệ giữa rượu và tăng huyết áp còn đang tiếp tục nghiên cứu. Có người cho nếu uống rượu ít, có tính chất khai vị, có thể có lợi cho huyết áp, vì nó tăng HDL – cholesterol và giảm xơ vữa. Nhưng nếu tăng huyết áp trung bình trở lên, nhiều người khuyên không nên uống rượu.

11, Giáo dục bệnh nhân

Trong điều trị tăng huyết áp, việc giáo dục cho bệnh nhân để thầy thuốc và bệnh nhân cùng hợp tác với nhau có ý nghĩa quan trọng. Bệnh nhân cần phải biết rõ về bệnh và mục đích của các phương pháp điều trị như thế nào.

Đặc biệt đối với những bệnh nhân bị tăng huyết áp nhưng không hề có triệu chứng gì làm cho bệnh nhân để ý đến bệnh, bề ngoài vẫn khỏe mạnh bình thường. Những bệnh nhân này thường lười dùng thuốc, càng ít chịu dùng các phương pháp không dùng thuốc.

Cần vận động những người xung quanh tác động để bệnh nhân có ý thức hơn, hiểu ra nhiều điều, các nguy cơ và những mối đe dọa tuy nhiên cũng không cần phải làm cho bệnh nhân lo lắng quá mức cần thiết.

Cách nói và giải thích tùy thuộc vào trình độ học vấn, phong tục tập quán để bệnh nhân hiểu được

Nếu bắt đầu dùng thuốc phải giải thích tác dụng của thuốc và các tác dụng phụ

5 điểm của chương trình phòng chồng cao huyết áp quốc gia đề ra là:

+ Nghiêm túc với mình, độ lượng với người, đoàn kết tránh căng thẳng

+ Lối sống giản dị, thanh đạm, không tệ nạn

+ Yêu việc mình làm, lạc quan, yêu đời, ít bị sang trấn tâm lý

+ Tăng thêm nhưng phút vui cười, giảm buồn phiền, điều hòa cơ thể, hoạt động thể lực

+ Làm chủ cơ thể, hoàn cảnh, không quá lo lắng, biết cách thư giãn, biết cách giải quyết các căng thẳng, biết cách thỏa mãn với những gì mình có.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook