Thứ Ba, 26/06/2018 | 15:34

Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh tim là thiếu vận động. Những người sống trong cùng một môi trường thường xuyên ngồi không hoạt động thì tỉ lệ mắc bệnh vành tim cao gấp đối so với người thường xuyên hoạt động. Khi tập luyện thể dục nên chú ý nguyên tắc luyện tập sao cho phù hợp.

Trái với suy nghĩ khá phổ biến “bệnh nhân tim mạch cần nghỉ ngơi tuyệt đối”, những bệnh nhân bị bệnh tim có tập luyện thường xuyên sẽ cảm thấy tâm lý sảng khoái hơn, tự tin hơn và chất lượng cuộc sống gia tăng. Họ cũng ít bị các triệu chứng, ít đi khám bác sĩ và khả năng trở lại làm việc nhiều hơn. Như vậy, rõ ràng vận động hợp lý đã đóng góp nhiều cho quá trình phục hồi chức năng tim mạch của các bệnh nhân.

Vận động thể lực sẽ giúp gì cho tim:

-Làm tăng sức chịu đựng thiếu oxy.

– Giảm nhu cầu đòi hỏi về oxy của cơ tim.

– Khai thông những mạch kém hiệu năng hoạt động trong cơ tim.

– Giúp cho động mạch mềm mại, tăng đàn hồi, dẻo dai hơn.

– Các tĩnh mạch đưa máu về tim nhanh chóng và đều đặn hơn.

– Đẩy máu nhiều hơn đến não, phổi, thận, gan và các cơ bắp.

Tuy nhiên, nếu sau 10 phút kết thúc vận động mà số nhịp tim đập vẫn trên 100 lần mỗi phút, thì không nên tăng lượng vận động. Nếu xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, tim đập loạn nhịp, buồn nôn, nôn mửa thì nên lập tức dừng lại khi cần thiết phải mời bác sĩ ngay. Lời khuyên của chúng tôi là mỗi người nên tự lượng sức mình để đưa ra phương pháp, thời gian vận động cho thích hợp.

Người bị bệnh vành tim nên luyện tập vào buổi chiều

Muốn có sức khoẻ tốt cần siêng năng vận động. Ngưòi mắc bệnh vành tim nên luyện tập một cách thích hợp, điều này rất có ích cho việc hoán giải bệnh. Nhưng nếu luyện tập không đúng thì sẽ nguy hại cho người bệnh. Cho nên, khi tham gia luyện tập người bị bệnh vành tim nên tập vào buổi chiều.

Bởi vì vào buổi sáng sức căng động mạch vành cao, tính hưng phấn của thần kinh giao cảm cao, không có lợi cho người bị bệnh vành tim. Theo các tư liệu thống kê, tỉ lệ phát bệnh vành tim cao thường vào khoảng 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa, do đó nên cố gắng luyện tập vào buổi chiều là tốt nhất.

Trước và sau khi luyện tập người bị bệnh vành tim nên tránh kích động tình cảm, bởi vì kích động tình cảm dễ dẫn đến sự phát tác bệnh. Do đó phải giữ tâm bình khí hoà, tư tưỏng thoải mái. Trước khi luyện tập không nên uống rượu, không hút thuốc. Tránh uống nước nóng hoặc tắm nước lạnh ngay sau khi luyện tập. Mùa có nhiệt độ cao, độ ẩm cao, rét cóng thì nên giảm lượng vận động.

Không nên cúi đầu quá thấp khi luyện tập

Khi vận động do cúi đầu quá thấp, lượng máu lớn chảy về não, làm huyết quản não nhanh chóng đầy quá mức, trong khi người có bệnh tim mạch đều có khuynh hướng xơ cứng động mạch vành ở mức độ khác nhau, tính đàn hồi của mạch máu khá kém, nếu bị sung huyết quá nhanh, nội áp xoang đầu đột nhiên tăng cao, sẽ xuất hiện triệu chứng chóng mặt, đau đầu, người nặng có thể xảy ra những nguy hiếm bất ngờ cho mạch máu não.

Đang chạy dài không nên dừng lại đột ngột

Đang chạy dài mà dừng lại đột ngột, cơ bắp chân đang vận động đột nhiên ngừng lại làm lượng máu lớn lưu lại trong mạch máu chi dưới, lượng máu về tim giảm mạnh, nhịp đập tim cũng giảm tương ứng, gây thiếu máu lên não cấp tính. Trong khi đó tổ chức não ở vị trí cao nhất trong cơ thể phản ứng rất nhạy cảm với sự thiếu máu, có thể làm xuất hiện các triệu chứng như: chóng mặt, hoa mắt, mắt tối sầm thậm chí là hôn mê.

Không nên hoạt động quá sức

Người bị bệnh về mạch máu tim, não cần biết lượng sức mình đểchọn những phương thức hoạt động cho phù hợp. Ví dụ các phương pháp tập luyện thích hợp như đi bộ, thái cực quyền, mát xa, có lợi cho việc thúc đẩy tuần hoàn của động mạch vành, cải thiện khả năng cung cấp máu của cơ tim, Nếu hoạtđộng quá sức có thể phản tác dụng, thậm chí gây đột tử

Người già không nên luyện tập một mình

Người cao tuổi đặc biệt là người già bị bệnh tim tốt nhất không được luyện tập một mình để đảm bảo an toàn.

Sau khi phân tích 33 nghiên cứu, người ta thấy rằng những người tham gia luyện tập thể lực mức độ trung bình 150 phút tuần đã giảm 14% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, còn những người luyện tập 300 phút tuần giảm 20%, khi so sánh với những người không luyện tập gì cả. Do vậy việc dù ít hay nhiều chúng ta cũng nên ‘giúp’ trái tim của mình trở nên khỏe mạnh hơn bằng cách luyện tập khoa học.

Bệnh nhân tim mạch có nên luyện tập thể thao không?

Bài liên quan: Chế độ tập luyện khoa học cho người mắc bệnh tim mạch

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook