Thứ Ba, 26/06/2018 | 08:32

Luyện tập thể dục thể thao có tác dụng rất tốt cho hoạt động của cơ tim, giúp tim hoạt động tốt hơn, có khả năng chịu được trong nhiều trường hợp khó khăn. Tuy nhiên mỗi người trước khi tập luyện cần xem xét tình trạng sức khoẻ của mình đáp ứng được đến đâu để có bài tập phù hợp. Những người bị huyết áp cao cần cẩn thận khi luyện tập.

Khi còn trẻ, sức khoẻ tốt và không có nguy cơ mắc chứng bệnh nan y nào thì mọi người nên tập các môn như đi xe đạp, bơi, chạy bộ… Các môn thể thao như tennis, cầu lông và bóng bàn thường có tác dụng tốt cho cơ thể và trạng thái tinh thần.

Ảnh minh họa.Nguồn Internet

Khi biết mình có nguy cơ về một bệnh nào đó, nhất là bệnh tim mạch thì tốt nhất bạn hãy tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Luyện tập theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ có tác dụng tốt cho cơ bắp, cải thiện tuần hoàn trong cơ thể, có lợi cho tim. Trước khi luyện tập, hãy bỏ ra 5 phút khởi động làm nóng người. Trong 2-3 tuần đầu, nên tập khoảng 30 – 35 phút, rồi tăng dần theo thể trạng sức khoẻ và tuổi. Trước khi nghỉ tập, bỏ ra 5 phút để cân bằng nhiệt với các bài tập chậm như thở sâu, đi chậm, vươn vai. Mỗi buổi sáng nên dành ra 20 phút để tập luyện cho cơ tim với 5 phút làm nóng người, 10 phút luyện tập sự dẻo dai, 5 phút thu hồi nhiệt. Nếu cần luyện tập cho khả năng bền bỉ của tim thì tần số luyện tập phải đạt từ 85 – 100% tần số tối đa: các môn chạy, đi xe đạp, bơi… sẽ mang lại kết quả tốt. Mọi người cần biết, đi bộ nhanh trong một giờ sẽ có tác dụng tương đương với đi thả bộ 30 phút và bơi trong 20 phút.

Các nhà nghiên cứu cho rằng tập thể dục có thể tác động trực tiếp tới căn bệnh trầm cảm. Nó còn có tác dụng gián tiếp giúp người tập thể dục tự tin hơn với cơ thể khoẻ mạnh của mình.

Tập luyện không bao giờ là quá muộn

Nếu bạn ở tuổi ngoại tứ tuần muốn tập thể thao bắt buôc phải có ý kiến của bác sĩ thì mới đạt được kết quả tốt hơn. Bạn không nên quá lo lắng cho tình trang sức khoẻ và bệnh tật của mình mà làm hỏng việc. Cường độ tập ban đầu từ từ không nên cố. Khi điện tâm đồ thấy mình bị nhồi máu cơ tim thì trong khi tập luyện, bạn nên có máy đo nhịp đeo bên người để tiện theo dõi. Trong trường hợp có tiền sử về tim mạch, cao huyết áp… không nên tập môn thể thao mạnh và đặc biệt tránh môn thể thao ngoài trời sau bữa ăn trưa. Riêng môn tennis lại có thể tập trong một giờ mà không cần theo dõi nhịp tim.

Ba cần trong tập luyện

Việc cần đầu tiên là tập luyện 30 phút mỗi buổi sáng, tập thái cực quyền, chạy bộ, hoặc tập các bài vận động khác, nhưng phải tuỳ theo sức khoẻ từng người mà vận động cho phù hợp.

Tiếp đến, buổi trưa ngủ nửa giờ, đây là nhu cầu của đồng hồ sinh học trong cơ thể, buổi trưa ngủ nửa giờ, buổi chiều đi làm, sức lực rất dồi dào. Người cao tuổi càng cần phải bổ sung giấc ngủ vì buổi tối người già ngủ rất sớm, dậy sớm nên nghỉ ngơi buổi trưa là rất cần thiết.

Việc cần thứ ba là 6 – 7 giờ tốì đi bộ chậm nửa giờ sẽ giúp cho giấc ngủ ngon và sâu hơn, có thể giảm tỉ lệ phát bệnh nhồi máu cơ tim, cao huyết áp.

Tuy nhiên người cao huyết áp không nên vận động vào buổi sáng, càng không nên luyện tập vào sáng sớm. Theo như nhận định của các học giả nước ngoài khoảng thời gian từ 6-9h sáng là thời điểm nguy hiểm nhất phát tác bệnh vành tim và xuất huyết não, tỷ lệ phát bệnh còn cao hơn vào lúc 11h trưa 3 lần. Vì thế người bệnh phải tránh thời điểm dễ phát bệnh liên quan đến mạch máu tim. Cố gắng sắp xếp thời gian vận động vào buổi chiều và chập tối.

Chế độ tập luyện khoa học cho người mắc bệnh tim mạch

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook