Thứ Ba, 07/08/2018 | 11:26

Những người mắc bệnh bướu cổ nên ăn gì? Câu hỏi này được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Mờ bạn đọc tìm hiểu những thông tin dưới đây để có được lời giải đáp cụ thể.

Bướu cổ là một bệnh lý xuất phát từ tuyến giáp, bệnh hình thành khi cơ thể không được hấp thụ i-ốt đầy đủ, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa và cải thiện bệnh bằng cách điều chình chế độ ăn uống. Thường xuyên bổ sung thêm những thực phẩm giàu i-ốt là điều rất cần thiết đối với bệnh nhân mắc bướu cổ. Vậy thì bệnh bướu cổ nên ăn gì? Dưới đây là những thực phẩm bệnh nhân bướu cổ nên sử dụng:

Những thực phẩm người bị bướu cổ không nên bỏ qua
Các loại thực phẩm mà người bị bướu cổ không nên bỏ qua
Bướu cổ là một bệnh lý xuất phát từ tuyến giáp, bệnh hình thành khi cơ thể không được hấp thụ i-ốt đầy đủ, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa và cải thiện bệnh bằng cách điều chình chế độ ăn uống

Những loại thực phẩm dưới đây là có lợi cho người mắc bệnh bướu cổ

Cải xoong

Đây là một trong những loại cải rất tốt cho sức khỏe nói chung và tốt cho người mắc bệnh bướu cổ nói riêng vì trong thành phần của loại cải này rất giàu i-ốt, lưu huỳnh, germani, vitamin B17 cùng các chất chống oxy hóa cần thiết khác. Chính vì thế, thường xuyên sử dụng cải xoong trong các bữa ăn có thể giúp cơ thể ngăn ngừa được bệnh bướu cổ một cách hiệu quả.

Cải xoong rất dễ sử dụng, bạn có thể ăn uống, hoặc ép lấy nước cốt sau đó pha cùng ½ ly nước lọc uống mỗi ngày 3 lần, đều đặn trong vòng 5-6 tuần, bệnh sẽ giảm nhanh chóng. Đặc biệt, bạn cũng có thể ép cải xoong lấy nước sau đó đắp lên phần bướu cổ, để trong vòng 15 phút, sau đó rửa sạch. Với cách làm trong uống ngoài thoa này bạn sẽ nhanh chóng đẩy lùi được chứng bệnh bướu cổ ra khỏi cơ thể.

Những thực phẩm người bị bướu cổ không nên bỏ qua
Trong thành phần của cải xoong rất giàu i-ốt, lưu huỳnh, germani, vitamin B17 cùng các chất chống oxy hóa cần thiết khác có lợi cho người mắc bệnh bướu cổ.

Tỏi

Tỏi là một loại nguyên liệu nhà bếp thông dụng có công dụng rất tốt trong việc làm giảm các triệu chứng sưng tấy, đồng thời thúc đẩy quá trình sản sinh ra một hợp chất gọi là glutathione, có khả năng giúp duy trì khả năng hoạt động mạnh khỏe của tuyến giáp. Song song đó, trong thành phần của tỏi cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, cùng các hợp chất quan trọng khác hỗ trợ chức năng của các tế bào.

Lời khuyên cho mọi người là nên sử dụng tỏi trong các món ăn hoặc dùng tỏi trực tiếp có thể giúp cơ thể ngăn ngừa được sự tấn công của bướu cổ.

Thực phẩm giàu i-ốt

Bệnh bướu cổ xuất hiện là do cơ thể không nhận đủ lượng i-ốt cần thiết, cho nên việc bổ sung các thực phẩm giàu i-ốt vào khẩu phần ăn mỗi ngày là hết sức cần thiết, nhưng để an toàn cần phải đảm bảo đúng liều lượng, không được quá lạm dụng sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác. Nhóm thực phẩm chứa nhiều i-ốt mà người bệnh bướu cổ nên sử dụng thường xuyên có thể kể đến là tôm, cá ngừ, cá tuyến, thịt gà tây, trứng gà, bắp cải, khoai tây nướng luôn vỏ, tảo bẹ… Trong đó, theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo hàm lượng cần thiết trong một ngày đối với người trưởng thành là 150 micro-gram, 90 micro-gram đối với trẻ từ 7 đến 12 tuổi, 200 micro-gram đối với phụ nữ mang bầu, riêng đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì chỉ nên sử dụng khoảng 50 micro-gram.

Những thực phẩm người bị bướu cổ không nên bỏ qua
Nhóm thực phẩm chứa nhiều i-ốt mà người bệnh bướu cổ nên sử dụng thường xuyên có thể kể đến là tôm, cá ngừ, cá tuyến, thịt gà tây, trứng gà, bắp cải, khoai tây nướng luôn vỏ, tảo bẹ…

Thực phẩm giàu selenium

Ngoài i-ốt ra selenium cũng là một trong những nguyên tố không kim loại rất tốt cho cơ thể, giúp cải thiện hoạt động của tuyến giáp ngày càng tốt hơn. Khi cơ thể dung nạp selenium thì quá trình trao đổi chất sẽ làm biến đổi chúng thành các loại selenoprotein khác nhau, từ đó giúp sản sinh ra nhiều hormone tuyến giáp, bảo vệ tuyến giáp tránh khỏi các triệu chứng cường giáp. Thực phẩm giàu selenium bao gồm trai, sò, vẹm, cua, gan, nấm, thịt gia cầm, cá hồi, thịt, trứng, hạt hướng dương, gạo lứt, yến mạch, hành tây…

Những thực phẩm người bị bướu cổ không nên bỏ qua
Sò điệp nướng mỡ hành là món ăn giàu selenium rất tốt cho người mắc bệnh bướu cổ.

Trà xanh

Thường xuyên sử dụng trà xanh có thể giúp bảo vệ cơ thể tránh xa được những độc tố, trong đó có bệnh bướu cổ. Vì trong thành phần của trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa cùng fluoride giúp bảo vệ tuyến giáp hiệu quả.

Dầu dừa

Trong thành phần của dầu dừa có chứa khoảng 50% lượng axit lauric, đồng thời có chứa các thành phần khác giúp phòng chống hiệu quả sự tấn công của virus, vi khuẩn… từ đó ngăn chặn và điều trị các vấn đề liên quan đến tuyến giáp, cụ thể là bệnh bướu cổ. Đồng thời, axit béo có trong dầu dừa có khả năng giúp cơ thể chuyển hóa thành năng lượng, giảm triệu chứng viêm và làm lành vết thương nhanh chóng.

Các loại đậu

Bệnh bướu cổ nên ăn gì, câu trả lời chắc chắn không thể thiếu các loại đậu, vì đây là nguồn thực phẩm cung cấp lượng lớn i-ốt cho cơ thể. Chính vì thế, nên tăng cường sử dụng các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu tây, đậu xanh… vào chế độ ăn nhằm cung cấp thêm chất xơ có lợi cho cơ thể vừa phòng ngừa được bệnh bướu cổ.

Công thức thực hiện món ăn có lợi cho người mắc bệnh bướu cổ

1. Cháo thịt nạc rong biển:

Nguyên liệu:

10g rong biển khô

100g nếp

50g thịt nạc xay

Gia vị

Cách thực hiện:

Rong biển rửa sạch, thái nhỏ vừa ăn, để sang một bên.

Nếp vo sạch với nước 2 3 lần. Sau đó bắt lên bếp nấu cùng với 1 lít nước, đun đến khi cháo nở ra và nhừ là được. Khi cháo chín lần lượt cho rong biển, thịt nạc vào, nêm gia vị cho vừa ăn là có thể tắt bếp.

Món ăn này với sự kết hợp của rong biển có tính hàn vị mặn nên rất tốt cho người bệnh bướu cổ. Ngoài ra, thường xuyên ăn rong biển còn giúp giảm đáng kể lượng cholesterol xấu trong máu.

Những thực phẩm người bị bướu cổ không nên bỏ qua
Món ăn này với sự kết hợp của rong biển có tính hàn vị mặn nên rất tốt cho người bệnh bướu cổ.

2. Cháo chem chép trứng bắc thảo:

Nguyên liệu:

50g chem chép khô

50g trứng bắc thảo

100g gạo tẻ

Gia vị

Cách thực hiện:

Đầu tiên bạn đem chem chép khô ngâm trong nước ấm khoảng 15 phút

Trứng bắc thảo lột vỏ, thái thành hạt lựu

Gạo tẻ vo sạch với nước 1-2 lần

Bắp nồi lên bếp, cho gạo tể đã vo vào nấu cùng với 1 lít nước, khi gạo sôi thì cho thêm chem chép, trứng bắc thảo vào đun cùng, Gạo nở thì nêm lại gia vị cho vừa ăn. Cuối cùng tắt bếp và múc ra tô, thêm một ít tiêu lên là có thể ăn được.

Chem chép là loại hải sản có tính ấm vị mặn nên rất thích hợp dùng cho người bị cường năng tuyến giáp. Tuy nhiên, trước và sau 1 tháng điều trị phóng xạ i-ốt nên ít dùng.

Chè đậu xanh phổ tai:

Nguyên liệu:

100g đậu xanh

100g gạo tẻ

6g trần bì

Đường

Cách thực hiện:

Phổ tai ngâm nước, rửa sạch và thái nhỏ

Gạo tẻ cùng đậu xanh vo sạch với nước

Bắt nồi lên bếp, sau đó cho gạo tẻ, đậu xanh, phổ tai cùng trần bì vào nấu cùng với 1 lít nước. Khi tất cả các nguyên liệu đều nở đều thì mới cho đường vào, không được cho đường quá sớm vì sẽ làm đậu không chín.

Chè đậu xanh phổ tai thích hợp cho người bệnh cao mỡ máu, tăng huyết áp, rối loạn tiêu hóa, người tăng cường tuyến giáp. Nên lưu ý trước và sau 1 tháng điều trị phóng xạ i-ốt tuyệt đối không nên ăn.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cũng như lựa chọn thực phẩm phù hợp cho người mắc bệnh bướu cổ. Chúc bạn luôn khỏe!

Yhocvn.net (Theo Tạp chí Sống Khỏe)

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Thông tin y học chuyên sâu về bệnh Basedow

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook