Thứ Hai, 05/11/2018 | 11:12

Đừng cố gắng làm sạch các vết bẩn và bụi bẩn trên các bề mặt quang học nếu nó không ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc của kính.

Kính hiển vi dễ dàng bị dính bẩn chỉ sau một vài giờ sử dụng. Giữ thiết bị sạch sẽ là một cách để kéo dài tuổi thọ của kính hiển vi và các phụ kiện của kính. Vậy làm thế nào để có thể nhận diện vết bẩn trên bề mặt quang học của kính một cách chính xác?  Nếu độ sắc nét hoặc độ tương phản của hình ảnh nhận được không tối ưu, thì có khả năng cao là các phần quang học của kính không được sạch. Bề mặt quang học của kính được xác định bị bẩn khi di chuyển một bộ phận quang học (tụ quang, mẫu quang học, vật kính, thị kính,…)nghi ngờ là bẩn thì vết bẩncũng chuyển động theo. Với vết bẩn trên camera, khi kiểm tra vết bẩn sẽ di không di chuyển.

Với các vết bẩn lớn có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường, với các vết trầy xước trên các bộ phận qunag học có thể sử dụng kính lúp (độ phóng đại 3 tới 6x).

Một số hình ảnh minh họa về vết bẩn kính

Hình ảnh mẫu tiêu bản vật kính lúc sạch (ảnh trái) và bị  bẩn dầu

Mẫu tiêu bản cóc, thận, nhuộm màu với Trichrome. Planapo 20/0.80. Bright field.

(Ảnh minh họa.Nguồn Carl Zeiss Microscopy GmbH)

                 

Hình ảnh mẫu không sắc nét gây măc dù đã làm sạch các thấu kính do hiện tượng quang sai.

Mẫu tiêu bản Ruột non ếch nhuộm màu với Azan.

(Ảnh minh họa. Nguồn Carl Zeiss Microscopy GmbH).

Bụi trên nắp che của lỗ mở mà ánh sáng đi qua( ảnh phía trên bên phải), camera bị bẩn (hình ảnh dưới cùng bên phải) và kính sạch . Mẫu tiêu bản Ruột non ếch nhuộm màu với Azan. Planapo 10 / 0.45 (Ảnh minh họa. Nguồn Carl Zeiss Microscopy GmbH).

Một số các mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp những chiếc kính hiển vi sạch sẽ và tăng hiệu suất làm việc và tuổi thọ của kính.

Dụng cụ cần chuẩn bị:

Có thể sử dụng các dụng cụ dưới đây để làm sạch kính và các bộ phận quang học.

TT           Dụng cụ                Hình ảnh minh họa

1              Tăm bông hoặc bông rời và que tre.

Ảnh minh họa. Nguồn Carl Zeiss Microscopy GmbH).

2              Xà phòng nhẹ hoặc các chất tẩy rửa không màu, không mùi.

3              Quả bóp thổi bụi.

4              Găng tay không bột hoặc găng tay ni lông.

5              Cồn hoặc các hóa chất thuộc nhóm chức isopropyl alcohol hoặc các chất thuộc nhóm acetone (Chỉ sử dụng aceton khi cần vi acetone có thể ảnh hưởng tới hệ hô hấp).

6              Nước cất.

Vệ sinh các thấu kính

Các thị kính và các bộ phận quang học ở phía trước của kính là các phần dễ tiếp xúc với bụi bẩn, dầu, mồ hôi từ tay hoặc mí mắt và các chất bẩn khác tùy thuộc vào cách bạn sử dụng kính và môi trường làm việc xung quanh.

Hầu hết các vết bẩn bạn nhìn thấy trên vật kính phụ, gương, mâm kính và các kính lọc là vô hại, không ảnh hưởng tới chất lượng các bộ phận quang học hoặc chất lượng của hình ảnh. Có vết bẩn có thể được làm sạch dễ dàng bằng cách sử dụng khăn mềm, chổi mềm, quả bóp thổi bụi, giấy lau không mùn.

Hướng dẫn làm sạch:

  1. Nhẹ nhàng thổi bay các hạt bụi bằng chổi mềm hoặc quả bóp thổi bụi.
  2. Sử dụng tăm bông, nhúng tăm bông vào dung môi làm sạch chẳng hạn như cồn.

(Ảnh minh họa. Nguồn Carl Zeiss Microscopy GmbH).

  1. Loại bớt lượng dung môi thừa trên tăm bông.
  2. Dùng đầu tăm bông, bắt đầu lau vật kính theo hình xoắn ốc từ tâm tới vành kính.

(Ảnh minh họa. Nguồn Carl Zeiss Microscopy GmbH)

  1. Nếu có dung môi thừa bám trên bề mặt, nhẹ nhàng lau sạch bẳng bông không để lại sợi, hoặc giấy lau chuyên dụng không có mùn.
  2. Sử dụng quả bóp thổi hoặc chổi mềm để loại bổ các vết mùn hoặc bụi còn sót lại.
  3. Kiểm tra lại các bộ phận vừa được làm sạch, sử dụng một chiếc kính lúp để kiểm tra các vết bẩn còn sót lại.
  4. Nếu vẫn còn vết bẩn sót lại, lặp lại quá trình vệ sinh với một tăm bông mới.
  5. Sau nhiều lần thực hiện làm sạch nếu các bộ phận quang học vẫn không được làm sạch, hình ảnh và độ tương phản vẫn chưa sắc nét. Có thể bạn cần thay thế chúng để hiệu suất làm việc của kính được tốt hơn.

Làm sạch phần phần thân kính và bàn đặt mẫu

Phần thân kính có thể bị nhiễm bẩn trong khi sử dụng, để làm sạch phần thân kính, chỉ nên sử dụng một miếng vải mềm với dung dịch làm sạch trung tính đề làm sạch nhẹ nhàng. Tránh để khăn quá ướt tránh ảnh hưởng tới các linh kiện điện tử bên trong, không sử dụng cồn, axetone hoặc các dung môi khác vì có thể gây hỏng bề mặt sơn trên thân kính.

Lưu ý:

– Tránh để kính trong các điều kiện môi trường: Bụi, rung, tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc trực tiếp với anh nắng trong khoảng thời gian dài.

– Tránh để bụi, vết bẩn, vân tay dính trên bề mặt các thấu kính. Chúng sẽ khiến các hình ảnh không được rõ và sắc nét. Sử dụng nắp đậy nhựa (được cung cấp kèm theo kính) và luôn luôn đậy thiết bị khi không sử dụng, ngay cả trong khoảng thời gian ngắn. Khi bảo quản kính hiển vi, luôn luôn giữ kính ở những nơi không có bụi, độ ẩm cao và nấm mốc.

– Khi tháo lắp, đặt các vật kính, thị kính trênbề mặt sạch không có bụi và giữ ốc cẩn thận.

– Hạn chế dùng Xylen do độc và dễ để lại phần dư trên bề mặt.

– Sử dụng tăm bông không để lại sợi khi lau kính.

– Không lau kính theo hình zíc – zắc.

– Không lau kính bằng khăn khô hoặc giấy thô, không nên sử dụng que bằng kim loại vì sẽgây ra nhiều vết trầy xước.

Yhocvn.net/Theo Tạp chí thử nghiệm ngày nay

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook