Ho không phải là căn bệnh quá nghiêm trọng, tuy nhiên nếu không được chăm sóc đúng cách thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Là một người mẹ, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức này để có biện pháp xử trí đúng đắn và giữ gìn sức khỏe cho gia đình, đặc biệt là bé yêu nhé.
Ho là gì?
Về mặt khoa học, ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể vì giúp tống xuất những tác nhân gây bệnh ở đường hô hấp như vi khuẩn, vi rút, khói bụi ô nhiễm… hạn chế mầm bệnh gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên nếu ho kéo dài sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc, ăn uống và sinh hoạt hàng này. Ở trẻ em, ho nhiều làm cho trẻ mất ngủ, quấy khóc, ho đàm có thể làm trẻ nôn ói, mất dinh dưỡng, mệt mỏi, sụt cân.
Các dạng ho thường gặp
Các dạng ho thường gặp có thể là ho khan, ho đờm hay ho dị ứng. Cần nhận biết đúng loại ho để có phương pháp điều trị phù hợp:
Ho khan: tiếng ho khô, hầu như không có đờm, thường gặp khi bị viêm họng, ngạt mũi hay hắt hơi, chảy nước mũi, không phải do viêm phổi hay viêm phế quản. Khi trẻ ho sẽ khiến cho trẻ bị nôn, trớ, dễ làm cho trẻ mệt mỏi, chán ăn sau mỗi lần ho.
Ho có đờm: nặng ngực, khi ho thường tiết nhiều đờm loãng hoặc đặc. Ho có đờm đa số nguyên nhân là do viêm phế quản, cũng có khi ho khi viêm họng, viêm mũi và viêm xoang…
Ho do dị ứng: thường ho thành cơn, nhất là lúc trước khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy, hay lúc chuyển tư thế, đang từ nằm sang ngồi hay ngược lại (do thay đổi áp lực trong cơ thể). Trẻ ho do dị ứng thời tiết thường sẽ có rất nhiều đờm nhưng là đờm trong, không sốt. Tuy không nguy hiểm, nhưng nếu không biết chăm sóc đúng cách, trẻ ho dị ứng rất có thể bị bội nhiễm, dẫn đến các viêm nhiễm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi…
Trẻ ho nhiều làm cho trẻ mất ngủ, quấy khóc, ho đàm có thể làm trẻ nôn ói, mất dinh dưỡng, mệt mỏi, sụt cân… (Ảnh minh họa) |
Cách chăm sóc khi trẻ bị ho:
– Nên cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày.
– Tránh các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi, các thức ăn cay nóng.
– Chia bữa ăn của trẻ thành nhiều lần, tránh ăn quá no dễ gây nôn sau ho.
– Nếu trẻ ho có đàm, cha mẹ cũng nên chú ý làm sạch mũi cho trẻ bằng cách dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi, đặc biệt trước khi đi ngủ.
– Cho trẻ uống các loại siro ho phù hợp với lứa tuổi để giảm ngay các cơn ho khó chịu.
Điển hình có thể kể đến là loại thuốc ho kết hợp 3 thành phần Dextromethorphane bromhydrate; Chlorphéniramine maléate; Guiaifenesin trị ho theo 3 hướng: ho khan – ho dị ứng – ho có đàm cho hiệu quả nhanh và tối ưu.
Tuy nhiên, khi dùng thuốc ho cho trẻ cần lưu ý: không được dùng thuốc ho người lớn (bằng cách giảm liều) cho trẻ em, sử dụng các dụng cụ đo liều chính xác và đừng quên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Cách phòng ngừa bệnh ho cho trẻ:
– Không cho trẻ ra ngoài vào sáng sớm
– Tránh đi chơi về muộn
– Cẩn thận với điều hòa
– Đừng để quạt trực diện
– Nuôi dưỡng trẻ tốt, dinh dưỡng đầy đủ và luôn rửa tay sạch sẽ.
– Tránh nhiễm lạnh cho trẻ bằng cách không cho trẻ ăn uống đồ quá lạnh.
– Không hút thuốc lá và giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.
– Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh.
– Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.
Các bà mẹ có thể tư vấn thêm các dược sĩ nhà thuốc và bác sĩ nhi để mua loại thuốc ho có các thành phần Dextromethorphan, Chlorpheniramine, Guaifenesin, để điều trị con ho khan, ho có đờm và ho dị ứng cho bé.
Chưa có bình luận.