Ở phương Đông, khái niệm “luân hồi” có thể được cho là phổ biến, còn ở phương Tây dần dần đã có nhiều người hơn tin vào thuyết luân hồi. Theo thống kê tại Anh, hiện nay có gần 1/3 dân số tin luân hồi là có thật, dù sao ai cũng thích ý nghĩ “kiếp trước tôi có thể là người nổi tiếng hoặc vĩ nhân”. Tuy nhiên, giáo sư tâm lý học Đại học Luân Đôn Christopher C. French lại cho rằng luân hồi không thực sự tồn tại mà chỉ là một “hiện tượng tâm lý” thú vị.
Nhưng dù luân hồi có thật, tỷ lệ kiếp trước chúng ta là người nổi tiếng hoặc vĩ nhân chỉ có một phần triệu.
Tuy vậy, cũng rất nhiều người tin vào luân hồi. Dành hết tâm huyết nghiên cứu trí nhớ tiền kiếp có nhà tâm lý học, tiến sĩ Jim Tucker. Ông đã nghiên cứu qua rất nhiều trẻ em có ký ức tiền kiếp, ghi chép lại trong cuốn sách đã được xuất bản “Return to Life: Extraordinary Cases of Children Who Remember Their Past Lives” (Tạm dịch: Trở lại cuộc sống: Các trường hợp đứa trẻ nhớ lại tiền kiếp đáng kinh ngạc), đã đưa ra rất nhiều các ví dụ về những đứa trẻ ở Mỹ và nước ngoài có thể nhớ được những kiếp sống trước, từ đó xác nhận niềm tin của ông vào sự tồn tại của cuộc sống sau khi chết.
Năm 2002, Jim Tucker có dịp thăm hỏi một cậu bé tên là James Louisiana, cậu có thể nhớ rõ mình là một phi công chiến đấu trong thế chiến II và người này cũng tên là James. Lúc 2 tuổi, dường như mỗi ngày James đều thức dậy lúc nửa đêm và hét to: “Máy bay rơi. Cháy rồi! Người đàn ông trẻ không thể trốn thoát!”. Ngoài ra, James còn nói rõ chính xác về chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Một lần, trong lúc xem phim phóng sự về quân đội Nhật Bản trong thế chiến II, James đã sửa lại lời thoại trong phim, nói tên của chiếc máy bay không phải là “Zero” mà là “Tony”. Một lần khác, mẹ cậu đưa cho con trai chiếc máy bay ở dưới bụng có một thứ giống như là trái bom. Khi bà chỉ cho cậu bé xem thì ngay lập tức James đã “chỉnh” mẹ và nói đó là “drop tank” – thùng chứa xăng phụ, có thể thả rơi khi cần thiết. Đây không phải là kiến thức mà một đứa bé có thể biết được.
Trong số tất cả những điều mà James kể lại với bố mẹ mình thì cậu bé có nói mình đã từng lái chiếc máy bay Corsair (một loại máy bay tiêm kích). Theo lời kể của James: “Bánh xe loại máy bay này rất hay bị xẹp.” Cậu bé còn nhắc đến chuyện từng bị chỉ định chuyển lên con tàu có tên là “Natoma” và sau đó đã bị bắn rơi bởi quân Nhật Bản trong trận chiến ở Iwo Jima! James thậm chí còn nhắc đến một người bạn trong quân ngũ tên là Jack Larson.
Tất cả những chuyện này quá sức khó hiểu với bố mẹ James, nên họ đã quyết định tìm hiểu xem liệu có cơ sở thực tế nào không. Gần như ngay lập tức, bố của James, ông Bruce đã phát hiện ra, Corsair chính xác là một loại máy bay được sử dụng trên biển Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ II và rằng, nó thực sự đã từng bị nổ lốp nếu hạ cánh khó khăn. Sau đó, ông còn tìm thấy ghi chép về một tàu chở máy bay loại nhỏ hoạt động trong trận chiến ở Iwo Jima có tên là “Vịnh Natoma”. Nhưng điều đáng chú ý nhất ở đây là thực sự có một phi công tên là Jack Larson đã từng phục vụ trên vịnh Natoma. Và thực ra thì Larson vẫn còn sống ở gần Arkansas.
Đối mặt với các nghi ngờ, cha của James nói: “Tất cả những giấc mơ có thể là ngẫu nhiên, nhưng có những nhân tố kỳ dị mà bạn buộc phải tính đến. Sét có thể đánh trúng một lần, nhưng khi sét đánh 8, 9 lần thì bạn không thể bảo đó là ngẫu nhiên được”. Ngoài ra, Tiến sĩ Jim Tucker còn lưu giữ hơn 2500 hồ sơ trẻ em nhớ được tiền kiếp. Thật trùng hợp, tất cả ký ức tiền kiếp của những đứa trẻ này đều xuất hiện lúc 2 tuổi và dần dần biến mất lúc 7 tuổi.
Những trường hợp tương tự có rất nhiều. Chẳng hạn như, một cậu bé 3 tuổi tin rằng mình là ngôi sao goft Bobby Jones, cậu bé Ryan nhớ rõ kiếp trước của mình là ngôi sao điện ảnh Hollywood., v.v…
Câu chuyện nhớ về tiền kiếp của James khiến giáo sư tâm lý Christopher C. French thay đổi quan điểm của mình. Nếu luân hồi là có thật, điều này sẽ nảy sinh nhiều vấn đề cần suy nghĩ. Tại sao chúng ta phải luân hồi? Là vì nghiệp lực luân báo? Hay để hoàn thành tiếp ý nguyện của kiếp trước?
Huy Hoàng
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.