Viêm ruột thừa có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật đơn giản. Tuy nhiên, nếu cấp cứu chậm trễ, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm.
Một trong những nguyên nhân chính gây viêm ruột thừa? Ảnh: The Sun.
- Ruột thừa bị vỡ
- Ruột thừa bị tắc nghẽn
- Ruột thừa bị chèn ép
Nguyên nhân gây viêm ruột thừa không rõ ràng, thường khó xác định. Ba nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là ruột thừa bị nhiễm trùng, lòng ruột thừa bị tắc nghẽn và tắc nghẽn mạch máu ở ruột thừa.
Ngoài triệu chứng đau bụng, bệnh viêm ruột thừa thường xuất hiện dấu hiệu gì? Ảnh: Medium.
- Sốt, chán ăn, buồn nôn
- Dị ứng, phát ban
- Ngủ li bì và đau các khớp
Viêm ruột thừa sẽ bao gồm đau bụng, kèm theo sốt, chán ăn, buồn nôn, nôn. Vài trường hợp kèm theo tiêu chảy.
Người bị viêm ruột thừa sẽ đau ở vùng bụng nào? Ảnh: Medical News Today.
- Đau ở vùng thượng vị
- Đau ở hố chậu phải
- Đau ở hố chậu trái
Người bị viêm ruột thừa sẽ bị đau bụng, bắt đầu ở vùng quanh rốn sau đó lan dần và đau nhiều hơn ở vùng hố chậu phải. Đây được gọi là hiện tượng đau chuyển.
Cách xác định bệnh nhân bị viêm ruột thừa? Ảnh: Dr. Weil
- Chẩn đoán lâm sàng và siêu âm
- Chẩn đoán lâm sàng và nội soi
- Chẩn đoán lâm sàng và chụp X-quang
Bệnh nhân đau bụng được xác định viêm ruột thừa hay không cần dựa vào chẩn đoán lâm sàng để xác định vùng bị đau, sau đó siêu âm hoặc chụp cắt lớp CT
scan.
Điều gì xảy ra nếu không can thiệp y tế kịp thời khi viêm ruột thừa? Ảnh: Time Magazine.
- Vỡ ruột thừa và tử vong
- Tắc ruột không thể tiêu hóa thức ăn
- Viêm nhiễm trực tràng
Người bị viêm ruột thừa cần có sự can thiệp y tế, phẫu thuật để loại bỏ phần ruột thừa này. Nếu không điều trị, tỷ lệ tử vong rất cao vì ruột thừa bị vỡ gây viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết và sốc.
Đau ruột thừa thường kéo dài bao lâu? Ảnh: Complete Wellbeing.
- 1-2 tiếng
- 1-12 tiếng
- 1-2 ngày
Đau ruột thừa thường kéo dài khoảng từ 1-12 tiếng, cơn đau lan dần từ xung quanh rốn đến hố chậu bên phải. Lúc này, cơn đau sẽ âm ỉ và đôi khi đau dữ dội. Tình trạng đau càng kéo dài càng nguy hiểm.
Người bệnh nên làm gì trước khi phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa? Ảnh: Livestrong.
- Ăn no hơn bình thường
- Tránh ăn, uống trước ít nhất 8 tiếng
- Không ăn, chỉ uống sữa
Trong khoảng 8 tiếng trước khi ca phẫu thuật được tiến hành, người bệnh nên tránh ăn uống.
Người bệnh cần làm gì sau khi phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa? Ảnh: The Sun.
- Không chơi thể thao từ 2-4 tuần
- Không đi lại từ 2-4 tuần
- Không cúi gập người từ 2-4 tuần
Sau phẫu thuật, người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh hoạt động gắng sức, không chơi thể thao trong vòng 2-4 tuần.
Loại thực phẩm rất tốt để làm sạch ruột? Ảnh: Facty Health.
- Đậu xanh
- Cà chua
- Bắp cải
Đậu xanh vị ngọt, tính mát, là thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đẩy nóng. Đậu xanh hỗ trợ quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố trong ruột ra ngoài cơ thể.
Nên ăn, uống gì để tránh bị viêm ruột thừa? Ảnh: SHS.
- Ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước
- Ăn nhiều thịt và sử dụng thuốc hỗ trợ tiêu hóa
- Ăn đa dạng thực phẩm và uống nhiều nước ngọt
Để phòng bệnh, chúng ta cần uống nhiều nước giúp ruột thông và hoạt động tốt, ăn nhiều rau để tăng dịch nhầy, ngăn chặn quá trình tích tụ tại ruột thừa và ruột già.
San San
Nguồn: Zing
Chưa có bình luận.